V/v giải quyết khiếu lại của ông Nguyễn Văn Hanh    |    Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Duy Tiên tổ chức họp giao ban Quý I/2024   |    Về việc tạm dừng công chứng, chứng thực hợp đồng, giao dịch    |    V/v đề nghị cấp giấy phép môi trường của nhà máy sản xuất mây tre đan tại CCN Hoàng Đông thị xã Duy Tiên    |    Bộ Luật hình sự 2015   |    Đề án tóm tắt sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025   |   

Sitemap  

Tổng quan
Điều kiện tự nhiên
Bản đồ hành chính
Hệ thống tổ chức
Thành tựu phát triển KT-XH
Định hướng phát triển KT-XH
Khu CN, cụm CN-TTCN
Các dự án đầu tư
Làng nghề
Cơ chế chính sách
Sơ đồ hệ thống tổ chức
Lịch sử - Văn hoá
Danh nhân
Phong tục-Tập quán
Lịch sử Đảng bộ thị xã
Ẩm thực
Văn nghệ
Lễ hội
Kinh tế - Chính trị
Văn hoá - Xã hội
An ninh - Quốc phòng
Khoa học - Công nghệ
Tin tức
Trong nước
Quốc tế
Dự báo thời tiết
Văn bản của thị xã
Báo cáo
Văn bản chỉ đạo (giấy mời,công văn,quyết định)
Tài liệu tham khảo
Thông báo đấu giá đất
Đăng nhập PM một cửa điện tử
Tài liệu tập huấn
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
TTHC thị xã
Lĩnh vực Công an
Lĩnh vực Giáo dục
Lĩnh vực Nội vụ
Lĩnh vực tài nguyên
Lĩnh vực Xây dựng - Giao thông
Lĩnh vực Nông nghiệp
Lĩnh vực Thanh tra- Tài chính- Văn hóa- Thông tin TT
Lĩnh vực Kế hoạch - đầu tư; Công thương
Lĩnh vực Quân sự- Quốc phòng
Lao động- TB-XH
TTHC cấp xã, phường
Công an
Lao động TBXH
Y tế- Văn hóa và Thanh tra
Tài nguyên MT và Tài chính
Kế hoạch đầu tư
Nội vụ
Nông nghiệp và giao thông VT
Giáo dục ĐT và Công thương
Tư pháp
Quốc phòng Quân sự
Sức khoẻ - Đời sống
Gương người tốt việc tốt
Khuyến học-Khuyến tài
Lịch tiếp công dân
Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Văn bản QPPL
Lĩnh vực hộ tịch
Trung ương
Thủ tục Công an và Thanh tra
thủ tục Công thương
Tỉnh
Y tế- Văn hóa- Thanh tra
Công an
Thư viện ảnh
Xin ý kiến góp ý của nhân dân
Lấy ý kiến của cử tri về Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, thành lập các phường và thị xã Duy Tiên
Lấy ý kiến của nhân dân về dự thảo Kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của huyện Duy Tiên
Lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ thị xã Duy Tiên lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020-2025
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước
Chào mừng Đại hội Đảng các cấp
QH khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
Mặt trận Tổ quốc các cấp
Luật và các văn bản liên quan
Thành lập thị xã Duy Tiên
Cải cách hành chính
Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội
LIÊN KẾT WEBSITE
Cơ quan Đảng, Nhà nước
Các Tỉnh, thành phố
Thông tin đại chúng
THỐNG KÊ
Trồng trọt

Biện pháp phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh hại ngô đông
Cập nhật lúc: 11/16/2009 9:04:00 AM
Hiện tại, ngô đang ở giai đoạn 3 - 7 lá, cây sinh trưởng phát triển tốt, tuy nhiên đã xuất hiện một số đối tượng sâu bệnh gây hại. Để giúp bà con chủ động phòng trừ có hiệu quả, hạn chế thiệt hại, chúng tôi xin giới thiệu cách nhận biết và biện pháp kỹ thuật phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh hại chính như sau:
1. Sâu đục thân, đục bắp ngô:
       Sâu non tuổi nhỏ gặm thủng lá nõn, hay ăn vào bao cờ, cuống cờ làm cờ gãy gục, hoa khô héo không tung phấn được. Sâu tuổi lớn đục vào thân cây và gây hại ở bên trong làm cây chậm phát triển. Khi cây có bắp non, sâu đục vào bắp ăn hại trong lõi và hạt non. Mật độ 2-3 sâu non/cây (4 - 5 lỗ đục) có thể làm cho cây héo vàng, đổ gẫy, bắp và hạt xấu, năng suất giảm. Sâu xuất hiện quanh năm nhưng phá hại mạnh vào tháng 4 - 5 trên ngô đông xuân muộn và tháng 10 - 11 trên ngô thu đông.
 
2. Rệp cờ:
       Rệp cờ là loài đa thực, sinh sản đơn tính, mình rệp rất nhỏ bám trên bẹ lá, nõn ngô, trên bông cờ, lá bao chích hút nhựa làm cho cây còi cọc, bắp nhỏ làm giảm năng suất và chất lượng ngô, nếu bị hại lúc còn non, ngô không ra bắp được. Ngoài ra, rệp còn là môi giới truyền một số bệnh vi rút nguy hiểm cho ngô như bệnh vàng lùn, bệnh khảm lá mía. Khi quần thể rệp nhiều cây đã cằn cỗi, thức ăn không còn phù hợp thì xuất hiện rệp có cánh. Rệp phát triển mạnh trong điều kiện khô hanh, các ruộng ngô trồng dày, ruộng thiếu ánh sáng, hại từ giai đoạn ngô xoáy nõn, trỗ cờ, phun râu. Rệp thường xuất hiện trên đồng ruộng khảng tháng 10 - 11, phát triển mạnh vào tháng 1 - 2 năm sau. Ngoài ngô rệp còn hại trên cây lúa, mía, kê và các cây cỏ làm thức ăn gia súc.
 
3. Bệnh khô vằn:
       Bệnh hại tất cả các bộ phận của cây, song hại chủ yếu trên bẹ và lá. Trên lá ban đầu thường xuất hiện những đốm nhỏ hình bầu dục màu lục tối, ướt, sau lan rộng rất nhanh, nhiều vết bệnh liên kết lại với nhau thành những vết ngoằn ngoèo, không có hình dạng nhất định. Khi trời ẩm ướt trên mặt vết bệnh phủ lớp sợi nấm màu trắng và những hạch nấm xốp khi non có màu trắng, khi già chuyển màu nâu. Lá bị bệnh nặng khô đi, nhiều lá bị bệnh nặng làm cho cây sinh trưởng phát triển kém làm giảm năng suất ngô. Vị trí vết bệnh trên cây càng gần vị trí đóng bắp thì ảnh hưởng đến năng suất càng lớn.
        Bệnh khô vằn do nấm gây ra, bệnh hại trong suốt quá trình phát triển của cây  và hại mạnh từ giai đoạn ngô trỗ cờ, phun râu đến khi gần thu hoạch. Thực tế đồng ruộng cho thấy những ruộng trồng dầy, nhiều cỏ dại, không thông thoáng, bón phân không cân đối giữa đạm, lân và kali mà bón qúa nhiều phân đạm. Những ruộng trồng liên tục nhiều vụ, nhiều năm, hoặc trồng trên những chân đất trồng lúa vụ trước đã bị bệnh khô vằn gây hại nhiều... thường là những ruộng dễ bị bệnh khô vằn gây hại hơn các ruộng khác.
 
4. Bệnh đốm lá:
Gồm hai loại bệnh đốm lá lớn và đốm lá nhỏ, bệnh hại chủ yếu ở phiến lá.
+Bệnh đốm lá nhỏ: Vết bệnh nhỏ như mũi kim, hơi vàng, về sau lớn rộng ra thành hình tròn hoặc bầu dục nhỏ màu nâu hoặc ở giữa hơi xám, có viền nâu đỏ, nhiều khi vết bệnh có quầng vàng. Bệnh hại ở lá, bẹ lá và hạt.
+Bệnh đốm lá lớn: Vết bệnh có dạng sọc hình thoi không đều đặn, màu nâu hoặc xám bạc, không có quầng vàng, nhiều vết bệnh có thể liên kết nối tiếp với nhau làm cho lá dễ khô táp, rách tươm ở đoạn chót lá. Bệnh thường xuất hiện ở lá phía dưới rồi lan dần lên các lá phía trên.
Bệnh do nấm gây ra, bệnh đốm lá nhỏ phát sinh sớm, ngay từ khi cây được 2 - 3 lá, bệnh đốm lá lớn phát sinh muộn hơn, thường hại khi cây đã 4 - 8 lá. Bệnh phát triển mạnh nơi đất xấu, bón ít phân, khô hạn.
 
5. Biện pháp phòng trừ: Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp
- Biện pháp canh tác:
+ Gieo trồng đúng khung thời vụ, thời vụ gieo trồng tập trung.
+ Mật độ gieo trồng theo đúng kỹ thuật, không trồng quá dày, tỉa cây sớm để ruộng thông thoáng, chăm sóc ngô kịp thời giai đoạn ngô non.
+ Bón phân đầy đủ và cân đối.
+ Trồng xen ngô với cây đậu tương để phát huy tác dụng của thiên địch, đặc biệt là nhóm thiên địch bắt mồi ăn thịt như bọ rùa, nhện, cánh cứng 3 khoang.
+ Thu nhặt và xử lý tàn dư cây ngô sau thu hoạch để hạn chế nguồn bệnh gây hại vụ sau.
 
- Biện pháp thủ công:
Đối với sâu đục thân dùng biện pháp ngắt ổ trứng đưa ra khỏi ruộng.
 
- Biện pháp hoá học:
+ Sâu đục thân: Khi tỷ lệ cây, bắp hại từ 20% trở lên, dùng thuốc Padan 50SP, Regent 800WG,... để phòng trừ  vào lúc sâu non bắt đầu nở theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
+ Rệp cờ: Khi tỷ lệ cây nhiễm rệp trên 30%, dùng thuốc Bulldock 025EC, Dibadan 18SL, Fastac 5 EC, Trebon 10 EC ... phun phòng trừ, phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
+ Bệnh khô vằn: Khi tỷ lệ cây hại từ 20% trở lên (giai đoạn loa kèn – trỗ cờ), dùng thuốc Validacin 5L, Vida 3SC, ... phun phòng trừ, chú ý cần loại bỏ các bẹ và lá bị bệnh đem đi xử lý trước khi phun thuốc, phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
+ Bệnh đốm lá: Khi tỷ lệ lá hại từ 30% trở lên (giai đoạn loa kèn - trỗ cờ) dùng thuốc Tilt 250ND, Anvil 5SC, ....phun phòng trừ, phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
Ngoài các đối tượng sâu bệnh chính nêu trên, đề nghị bà con nông dân chú ý phòng trừ chuột hại bằng các loại bẫy, bả sinh học và thủ công để giảm tỷ lệ thiệt hại đảm bảo năng suất và hiệu quả kinh tế.
                                                                           Kỹ sư: Nguyễn Thị Lan Phương.
CÁC TIN KHÁC:  In trang này |   Quay lại   | Về đầu trang  
  BẢN TIN DỰ BÁO XU THẾ THỜI TIẾT THUỶ VĂN (Tháng 7 năm 2015) (02/07)
  Kỹ thuật gieo trồng cây đậu tương trên đất 2 lúa vụ đông 2010 (05/10)
  Kỹ thuật trồng bí xanh vụ đông (05/10)
  Cách bón phân cho lúa mùa (30/06)
  Hướng dẫn phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa (07/04)
  Bệnh lùn sọc đen trên lúa đang có nguy cơ lan rộng (06/04)
  Trừ sâu xám hiệu quả (26/03)
  Kỹ thuật nhận biết và biện pháp phòng trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và lùn sọc đen ở lúa Đông xuân. (26/03)
  Hạn chế lúa đẻ nhánh vô hiệu (26/03)
  Hướng dẫn kỹ thuật gieo và phòng chống rét cho mạ  (28/01)
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
THĂM DÒ Ý KIẾN - GÓP Ý
Theo bạn giao diện website duytien.gov.vn như thế nào?
TỶ GIÁ

Tổng quan   Lịch sử - Văn hoá   Kinh tế - Chính trị   Văn hoá - Xã hội    An ninh - Quốc phòng   Khoa học - Công nghệ   Tin tức   Văn bản của thị xã   TTHC thị xã   TTHC cấp xã, phường   Sức khoẻ - Đời sống   Gương người tốt việc tốt   Khuyến học-Khuyến tài   Lịch tiếp công dân   Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh   Văn bản QPPL   Thư viện ảnh   Xin ý kiến góp ý của nhân dân   Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng   Chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước    Mặt trận Tổ quốc các cấp   Luật và các văn bản liên quan   Thành lập thị xã Duy Tiên   Cải cách hành chính   Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội  
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ DUY TIÊN
Giấy phép số 178/GP-TTĐT do UBND tỉnh Hà Nam cấp Ngày 26 tháng 6 năm 2017
Tổng biên tập: Phạm Hồng Thanh
Email: ubnddt@hanam.gov.vn - Điện thoại: 0226 3830 013 - Fax: 0226 3832 280
® Ghi rõ nguồn "DuyTien.gov.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
© 2009 Bản quyền thuộc về UBND Thị xã Duy Tiên - Tỉnh Hà Nam
Design by VN2C