Ban Chỉ đạo An toàn vệ sinh lao động thị xã Duy Tiên tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024   |    Thường trực Thị ủy Duy Tiên nghe báo cáo tình hình tiến độ triển khai thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP trên địa bàn   |    Các phụ lục nội dung cấp phép xả nước thải    |    V/v đề nghị cấp giấy phép môi trường của nhà máy sản xuất mây tre đan tại CCN Hoàng Đông, thị xã Duy Tiên    |    V/v hoàn thiện hồ sơ cấp giấy phép môi trường của Nhà máy sản xuất mây tre đan tại CCN Hoàng Đông, TX Duy Tiên    |    Giấy phép môi trường    |   

Sitemap  

Tổng quan
Điều kiện tự nhiên
Bản đồ hành chính
Hệ thống tổ chức
Thành tựu phát triển KT-XH
Định hướng phát triển KT-XH
Khu CN, cụm CN-TTCN
Các dự án đầu tư
Làng nghề
Cơ chế chính sách
Sơ đồ hệ thống tổ chức
Lịch sử - Văn hoá
Danh nhân
Phong tục-Tập quán
Lịch sử Đảng bộ thị xã
Ẩm thực
Văn nghệ
Lễ hội
Kinh tế - Chính trị
Văn hoá - Xã hội
An ninh - Quốc phòng
Khoa học - Công nghệ
Tin tức
Trong nước
Quốc tế
Dự báo thời tiết
Văn bản của thị xã
Báo cáo
Văn bản chỉ đạo (giấy mời,công văn,quyết định)
Tài liệu tham khảo
Thông báo đấu giá đất
Đăng nhập PM một cửa điện tử
Tài liệu tập huấn
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
TTHC thị xã
Lĩnh vực Công an
Lĩnh vực Giáo dục
Lĩnh vực Nội vụ
Lĩnh vực tài nguyên
Lĩnh vực Xây dựng - Giao thông
Lĩnh vực Nông nghiệp
Lĩnh vực Thanh tra- Tài chính- Văn hóa- Thông tin TT
Lĩnh vực Kế hoạch - đầu tư; Công thương
Lĩnh vực Quân sự- Quốc phòng
Lao động- TB-XH
TTHC cấp xã, phường
Công an
Lao động TBXH
Y tế- Văn hóa và Thanh tra
Tài nguyên MT và Tài chính
Kế hoạch đầu tư
Nội vụ
Nông nghiệp và giao thông VT
Giáo dục ĐT và Công thương
Tư pháp
Quốc phòng Quân sự
Sức khoẻ - Đời sống
Gương người tốt việc tốt
Khuyến học-Khuyến tài
Lịch tiếp công dân
Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Văn bản QPPL
Lĩnh vực hộ tịch
Trung ương
Thủ tục Công an và Thanh tra
thủ tục Công thương
Tỉnh
Y tế- Văn hóa- Thanh tra
Công an
Thư viện ảnh
Xin ý kiến góp ý của nhân dân
Lấy ý kiến của cử tri về Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, thành lập các phường và thị xã Duy Tiên
Lấy ý kiến của nhân dân về dự thảo Kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của huyện Duy Tiên
Lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ thị xã Duy Tiên lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020-2025
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước
Chào mừng Đại hội Đảng các cấp
QH khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
Mặt trận Tổ quốc các cấp
Luật và các văn bản liên quan
Thành lập thị xã Duy Tiên
Cải cách hành chính
Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội
LIÊN KẾT WEBSITE
Cơ quan Đảng, Nhà nước
Các Tỉnh, thành phố
Thông tin đại chúng
THỐNG KÊ
Chăn nuôi

Những kiến thức phòng chống dịch cúm gà
Cập nhật lúc: 8/4/2009 5:03:00 PM
Hiện nay dịch cúm gà đang lan rộng ra nhiều địa phương trong cả nước và dịch bệnh có chiều hướng diễn biến rất phức tạp. Các triệu chứng về hô hấp biểu hiện sớm và khá điển hình như : khẹc, lắc đầu, vẩy mỏ, chảy nước mũi, nước mắt, gà há mồm thở dốc, mí mắt viêm sưng, mặt phù nề và mào sưng to. Mào gà bị dầy lên do phù thũng, có rất nhiều điểm xuất huyết tới da vùng chân. Ngoài ra còn có các biểu hiện về thần kinh như gà đi lại không bình thường, run rẩy. Gà mệt mỏi nằm li bì hoặc tụm đống với nhau. Gà bị tiêu chảy nặng, năng suất trứng giảm rõ rệt.
Trong nhiều trường hợp chúng ta quan sát thấy trong ổ dịch cúm gà, một số gà chết quá nhanh mà không để lại bệnh tích điển hình, nhưng đại đa số thì có biểu hiện khá rõ như :
- Mũi bị viêm tịt
- Mào thâm tím, sưng đầy lên, xuất huyết điểm và hoại tử
- Mí mắt và mặt phù nề, đầu sưng to
- Xuất huyết dưới da chân
- Xác gà khô, thịt thâm
- Viêm teo hoại tử ở gan, lách, thận, phổi
- Đường ruột và kể cả dạ dầy tuyến bị viêm xuất huyết
- Tuỵ teo, dòn do mất nước, tim xuất huyết điểm nặng và viêm dích phúc mạc.
* Vi rút cúm gà - Chúng nguy hiểm như thế nào ?
Cúm gà là bệnh do vi rút gây hại trên các loại gia cầm gà, vịt, ngan, ngỗng, chim... Gia cầm có thể chết ngay trong cùng một ngày khi triệu chứng bệnh xuất hiện, thậm chí chết ngay khi chưa biểu hiện bệnh. Bệnh lây lan rất nhanh và lây đến đâu thì gây tử vong cho gia cầm tới đó. Bệnh cúm gà sẽ lây từ gà sang người nuôi, người mổ gà và người ăn phải thịt gà bệnh. Trong một số trường hợp WHO đã cho rằng có thể vi rút H5N1 lây trực tiếp từ người sang người. Người mắc bệnh có triệu chứng sốt, ho khan, đau ngực, khó thở rồi suy hô hấp, truỵ tim mạch và gây tử vong nhanh. Nguy hiểm hơn nữa là hiện nay chưa có vắc xin phòng loại vi rút H5N1 này. Vi rút cúm gà có trong dãi, trong phân của gà bệnh. Trong 1 gram phân gà chứa một lượng vi rút đủ gây bệnh cho 1 triệu con gà khác. Chúng rất nhỏ không thể nhìn thấy và phát tán mạnh trong không khí khi phân dãi gà khô nên dịch bệnh lan nhanh trong không khí và gây bệnh cho gia cầm xung quanh. Trong một địa phương, đặc biệt ở Việt Nam và các nước Châu Á bệnh rất dễ lan truyền từ nhà này sang nhà khác, trang trại này sang trang trại khác do gia cầm chạy rông, do chim, chuột, ruồi và bụi đất có chứa mầm bệnh. Các dụng cụ như giầy dép quần áo của người tiếp xúc với gà bệnh cũng là phương tiện gây phát tán bệnh. Bệnh lan từ lãnh thổ này sang lãnh thổ khác thông qua nguồn nước, chim trời và các phương tiện vận chuyển, thậm chí do các phương tiện thông tin di chuyển từ vùng có bệnh sang vùng không có bệnh. Những lý do này cũng là nguyên nhân của hiện tượng lan nhanh của dịch ở các nước Châu Á, và đồng loạt các địa phương ở Việt Nam.
Các chuyên gia nghiên cứu còn cho biết: Vi rút cúm gà còn thấy trong thịt lợn, thịt gia cầm đông lạnh nên khuyến cáo người tiêu dùng phải đun kỹ các loại thịt trước khi ăn, chúng ta rửa sạch đồ dùng và phải rửa tay sạch sau khi tiếp xúc với thịt sống trong giai đoạn đang có dịch.
* Có thể phòng bệnh và khống chế bệnh bằng cách nào ?
 
- Người chăn nuôi cần theo dõi chặt chẽ và phát hiện bệnh trong đàn gia cầm của mình. Bảo vệ các em nhỏ không cho tiếp xúc với gia cầm trong thời điểm dịch đang phát triển.
- Nhốt gia cầm đang nuôi để chúng không tiếp xúc với gia cầm trong thời điểm dịch đang phát triển.
- Người nuôi cần có các phương tiện tự bảo vệ như quần áo, mũ găng kính khi chăm sóc, cho gà ăn (thậm chí ngay khi gà chưa thể hiện bệnh).
- Khi phát hiện có bệnh cần khoanh vùng, cách ly vùng dịch ở bán kính 3 km. Ngiêm cấm đưa gia cầm ra khỏi vùng dịch. Đặt các trạm kiểm soát khử trùng các phương tiện vận chuyển, phương tiện giao thông đi lại trên đường từ vùng dịch sang vùng chưa có dịch.
- Tiêu huỷ toàn bộ gia cầm trong vùng, khu vực có dịch (kể cả gia cầm chưa mắc bệnh).
- Việc tiêu huỷ gia cầm phải thực hiện nghiêm túc để chống lây lan bằng hình thức đốt hoặc chôn gà (cho gà vào túi ni lông và chôn sâu 2,5m, sau đó rắc vôi bột, phun thuốc khử trùng quanh khu vực chôn gà).
- Khử trùng toàn bộ khu vực đã nuôi gia cầm như chuồng nuôi, nơi thả bằng cách cọ rửa và phun thuốc sát trùng, rắc vôi, chống bụi có vi rút phát tán vào nơi ở.
- Các địa phương cần tăng cường tuyên truyền trên loa đài, các phương tiện thông tin đại chúng, vận động từng gia đình để nông dân ý thức được tính nguy hiểm của đợt dịch cúm gia cầm, vệ sinh chuồng trại và khu vực đang sống.
- Chính quyền các địa phương cần có các biện pháp khẩn trương trợ giúp về kinh phí cho nông dân có gia cầm tiêu huỷ, hướng dẫn kỹ thuật và kiểm soát những hộ nuôi gia cầm để việc tiêu huỷ gia cầm trong vùng dịch hiệu quả, an toàn.
 
Trong khi cả nước đang quyết tâm ngăn chặn dịch cúm gà thì Chính phủ cũng đã chỉ đạo cuộc họp với Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh gia cầm về giải pháp duy trì đàn gia cầm giống cho chăn nuôi gia cầm sau khi hết dịch. Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch gia cầm đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành một mặt kiên quyết phòng chống dịch, mặt khác có giải pháp đặc biệt để đảm bảo an toàn cao nhất đàn gia cầm giống. Phương án được đặt ra gồm:

1. Lập vành đai an toàn xung quanh các cơ sở chăn nuôi gia cầm giống gốc, giống bố mẹ bao gồm vùng trắng và vùng đệm. Bán kính vùng trắng là 500m kể từ hàng rào của trại gia cầm giống trở ra, không được nuôi gia cầm, thu gom và xử lý toàn bộ đàn gia cầm đang có trong vùng trắng, tiến hành sát trùng, tiêu độc, định kỳ 2 tuần/lần. Vùng đệm, cự ly 500m kể từ vùng trắng, không được đưa gia cầm nơi khác đến, lập chốt kiểm soát tại vùng đệm để kiểm tra, theo dõi việc vận chuyển và xử lý gia cầm.

2. Trong khu vực trại chăn nuôi gia cầm giống, phải thực hiện nghiêm ngặt việc cách ly đối với người, động vật và cách phương tiện vận chuyển... sát trùng tiêu độc trong và ngoài chuồng nuôi, tối thiểu 2 ngày/lần, trang bị đầy đủ trang thiết bị tiêu diệt và phòng hộ cho người lao động bảo vệ đàn giống, xử lý khử trùng nước uống, thức ăn cho người và gia cầm giống, khử trùng phân, nước thải.

 
    Theo VTV2
CÁC TIN KHÁC:  In trang này |   Quay lại   | Về đầu trang  
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
THĂM DÒ Ý KIẾN - GÓP Ý
Theo bạn giao diện website duytien.gov.vn như thế nào?
TỶ GIÁ

Tổng quan   Lịch sử - Văn hoá   Kinh tế - Chính trị   Văn hoá - Xã hội    An ninh - Quốc phòng   Khoa học - Công nghệ   Tin tức   Văn bản của thị xã   TTHC thị xã   TTHC cấp xã, phường   Sức khoẻ - Đời sống   Gương người tốt việc tốt   Khuyến học-Khuyến tài   Lịch tiếp công dân   Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh   Văn bản QPPL   Thư viện ảnh   Xin ý kiến góp ý của nhân dân   Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng   Chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước    Mặt trận Tổ quốc các cấp   Luật và các văn bản liên quan   Thành lập thị xã Duy Tiên   Cải cách hành chính   Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội  
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ DUY TIÊN
Giấy phép số 178/GP-TTĐT do UBND tỉnh Hà Nam cấp Ngày 26 tháng 6 năm 2017
Tổng biên tập: Phạm Hồng Thanh
Email: ubnddt@hanam.gov.vn - Điện thoại: 0226 3830 013 - Fax: 0226 3832 280
® Ghi rõ nguồn "DuyTien.gov.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
© 2009 Bản quyền thuộc về UBND Thị xã Duy Tiên - Tỉnh Hà Nam
Design by VN2C