V/v giải quyết khiếu lại của ông Nguyễn Văn Hanh    |    Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Duy Tiên tổ chức họp giao ban Quý I/2024   |    Về việc tạm dừng công chứng, chứng thực hợp đồng, giao dịch    |    V/v đề nghị cấp giấy phép môi trường của nhà máy sản xuất mây tre đan tại CCN Hoàng Đông thị xã Duy Tiên    |    Bộ Luật hình sự 2015   |    Đề án tóm tắt sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025   |   

Sitemap  

Tổng quan
Điều kiện tự nhiên
Bản đồ hành chính
Hệ thống tổ chức
Thành tựu phát triển KT-XH
Định hướng phát triển KT-XH
Khu CN, cụm CN-TTCN
Các dự án đầu tư
Làng nghề
Cơ chế chính sách
Sơ đồ hệ thống tổ chức
Lịch sử - Văn hoá
Danh nhân
Phong tục-Tập quán
Lịch sử Đảng bộ thị xã
Ẩm thực
Văn nghệ
Lễ hội
Kinh tế - Chính trị
Văn hoá - Xã hội
An ninh - Quốc phòng
Khoa học - Công nghệ
Tin tức
Trong nước
Quốc tế
Dự báo thời tiết
Văn bản của thị xã
Báo cáo
Văn bản chỉ đạo (giấy mời,công văn,quyết định)
Tài liệu tham khảo
Thông báo đấu giá đất
Đăng nhập PM một cửa điện tử
Tài liệu tập huấn
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
TTHC thị xã
Lĩnh vực Công an
Lĩnh vực Giáo dục
Lĩnh vực Nội vụ
Lĩnh vực tài nguyên
Lĩnh vực Xây dựng - Giao thông
Lĩnh vực Nông nghiệp
Lĩnh vực Thanh tra- Tài chính- Văn hóa- Thông tin TT
Lĩnh vực Kế hoạch - đầu tư; Công thương
Lĩnh vực Quân sự- Quốc phòng
Lao động- TB-XH
TTHC cấp xã, phường
Công an
Lao động TBXH
Y tế- Văn hóa và Thanh tra
Tài nguyên MT và Tài chính
Kế hoạch đầu tư
Nội vụ
Nông nghiệp và giao thông VT
Giáo dục ĐT và Công thương
Tư pháp
Quốc phòng Quân sự
Sức khoẻ - Đời sống
Gương người tốt việc tốt
Khuyến học-Khuyến tài
Lịch tiếp công dân
Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Văn bản QPPL
Lĩnh vực hộ tịch
Trung ương
Thủ tục Công an và Thanh tra
thủ tục Công thương
Tỉnh
Y tế- Văn hóa- Thanh tra
Công an
Thư viện ảnh
Xin ý kiến góp ý của nhân dân
Lấy ý kiến của cử tri về Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, thành lập các phường và thị xã Duy Tiên
Lấy ý kiến của nhân dân về dự thảo Kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của huyện Duy Tiên
Lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ thị xã Duy Tiên lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020-2025
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước
Chào mừng Đại hội Đảng các cấp
QH khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
Mặt trận Tổ quốc các cấp
Luật và các văn bản liên quan
Thành lập thị xã Duy Tiên
Cải cách hành chính
Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội
LIÊN KẾT WEBSITE
Cơ quan Đảng, Nhà nước
Các Tỉnh, thành phố
Thông tin đại chúng
THỐNG KÊ
Làng nghề

Trống Đọi Tam vào hội
Cập nhật lúc: 8/6/2009 2:08:00 PM
Những ngày giáp Tết, chúng tôi tìm về làng trống Đọi Tam (Duy Tiên – Hà Nam). Ngôi làng nhỏ nằm dưới chân núi Đọi những ngày này rộn rã âm thanh “cắc, cắc, cạch, cạch...” từ những tiếng đục, búa, ráp. Theo lời của nghệ nhân Lê Ngọc Mỹ, chúng tôi mới biết, làng trống đang bước vào mùa "gặt hái" nhộn nhịp nhất trong năm.
Những "tay trống" làng Đọi
Chúng tôi đến nhà nghệ nhân Phạm Chí Trọng, một trong bốn "tay" làm trống lão luyện của Đọi Tam. Trong không gian chừng 40m2 nhưng ông bày hàng chục loại trống to nhỏ khác nhau. Không giấu vẻ vui mừng, ông cho biết: “Công việc làm trống của gia đình vào dịp cuối năm rất bận rộn. Tôi vừa giao 49 chiếc trống khổ lớn và một dàn trống gồm 22 chiếc cho làng Nam Kinh (Thanh Hóa), đồng thời bán một số lượng trống lớn cho khách hàng đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Thụy Điển”. Từ nhỏ, cậu bé Trọng đã “say” những âm thanh nhộn nhịp của làng nghề với tiếng cắc, cạch, cắc, cạch, rồi trở nên “nghiện” mùi da trâu, gỗ mít... Lên 6 tuổi, Trọng đã làm được chiếc trống đầu tiên. Được bố vợ tin tưởng, truyền bí quyết, ông luôn đau đáu nỗi niềm phải giữ gìn nghề trống. Góp phần làm nên chiếc trống kỷ niệm 990 năm Thăng Long, ông Trọng không giấu vẻ tự hào: "Đó là chiếc trống to nhất Việt Nam, cao 2,65m, đường kính 2,01m, đã được anh em dòng họ Phạm làm liên tục trong 3 tháng. Thân trống được đóng 1.999 đinh mũ bằng tre tương ứng với con số năm cuối của thiên niên kỷ, tang trống được ghép bằng 34 miếng dăm trống". Bình thường, các gia đình đều phải thuê 5-7 người nhưng ngày Tết, sẽ gấp đôi. ở nơi hễ mưa xuống là ngập này thì ai cũng hiểu làm trống là nghề nuôi sống họ. Thế nên, chẳng ngạc nhiên khi chỉ với thu nhập 1-1,5 triệu đồng/tháng/người, những người thợ Đọi Tam vẫn cần mẫn, chăm chỉ như những con ong gắng góp chút mật cho đời.
Thuộc hậu duệ thứ 4 của dòng họ Phạm, nghệ nhân Phạm Chí Khang mê tiếng trống từ hồi “để chỏm”. Hồi bé, cái thứ “hút hồn” ông nhất vẫn là tiếng trống hội. “Hội quê tôi mở quanh năm. Mà có hội nghĩa là có trống. Tiếng trống gọi bạn đến trường; thời kỳ HTX, tiếng trống rong róng bà con đi làm đồng, rồi tùng rinh dưới ánh trăng rằm... Cứ ở đâu có tiếng trống là ở đó, sự sống đang hiện hữu...” – ông Khang lý giải cho cái sự “mê trống” của mình. Theo lời ông, ở làng Đọi Tam, có một quy định bất thành văn rằng, con trai đều phải học làm trống từ nhỏ, 17 tuổi là đã có thể theo cha anh đi làm trống đại. Để làm một chiếc trống, phải qua 3 bước: làm da, làm tang và bưng trống. Da được chọn phải là da trâu cái, đem bào hết lớp màng, ngâm nước để khử mùi, sau đó mang phơi khô. Đinh chốt cũng được làm từ vầu hoặc tre già. Dùi trống được làm bằng gỗ gụ. Đặc biệt, trống Đọi Tam có nét độc đáo riêng bởi tang (dăm) trống chỉ được làm từ gỗ mít, một loại gỗ dẻo, mềm, không bị cong vênh. Gỗ mít càng già thì âm thanh càng đanh, càng có hồn. Trước tiên, gỗ được cắt thành nhiều khúc, sau đó cắt thành từng dăm. Tuỳ kích cỡ trống mà làm thành các dăm khác nhau và được mài nhẵn. Sau khi lấy da trâu quây tròn căng hết lên mặt trống, rồi dùng đinh chốt cố định vào thân, người thợ sẽ sơn, vẽ hoa văn để trống thêm phần bắt mắt và độc đáo.
Gìn giữ nghề truyền thống
Những ngày này, trên sân nhà nghệ nhân Lê Ngọc Mỹ lúc nào cũng la liệt đồ nghề, gỗ các loại. Tốp thợ cần mẫn, say sưa làm việc thâu đêm. ông Mỹ cho biết: “Làng trống Đọi Tam làm quanh năm nhưng bận rộn nhất là dịp giáp Tết vì hầu như ra Giêng, nơi nào cũng có hội. Gia đình tôi đã có tới 6 đời làm trống. Hiện giờ, con cháu đều nối nghiệp ông cha. Cả làng có hơn 500 hộ làm trống thì trên 50 cụ râu dài tóc bạc, 4 nghệ nhân lão luyện đang đêm ngày nghiên cứu, cải tiến mẫu mã và truyền kinh nghiệm cho con cháu". ý thức giữ gìn nghề truyền thống nên nhiều hội viên Hội Người cao tuổi đã hiến công, hiến kế bảo tồn. Các cụ “phá” được lời nguyền xưa là không truyền nghề cho con rể và người ngoài thôn. Giờ thì ai có nhu cầu đều được các cụ truyền dạy.
Hỏi từ trẻ tới già ở làng Đọi Tam, ai ai cũng có thể kể vanh vách về lai lịch nghề trống. Năm 986, được tin vua Lê Đại Hành sửa soạn về làng làm công tác tịch điền dưới chân núi Đọi, nhân dân nô nức tới xem. Lúc ấy, có hai anh em là Nguyễn Đức Năng và Nguyễn Đức Đạt biết tin đã ngả cây gỗ mít lấy gỗ ghép lại, thịt một con trâu để lấy da bịt lại hai đầu làm thành chiếc trống, khi đánh lên, âm thanh rất hay. Hai anh em mang trống ra dự lễ đón vua. Khi gióng lên, tiếng kêu như sấm (cho nên sau này, hai ông được gọi là Trạng Sấm), vua thấy hay liền hỏi cách làm. Nghề làm trống hình thành ở Đọi Tam từ đó và tính đến nay, cũng đã hơn nghìn tuổi.
Xuân về, lòng người Đọi Tam phơi phới. Không chỉ vì những đơn đặt hàng xuất khẩu tới tấp bay về mà còn vì ngày mùng 6 tháng Giêng này, làng sẽ vào hội trống. Khi ấy, tên tuổi những nghệ nhân mới của làng lại được xướng danh. Và điều quan trọng hơn, tiếng trống Đọi Tam lại âm vang ở các lễ hội truyền thống trên mọi miền Tổ quốc.
Theo Kinh tế nông thôn
CÁC TIN KHÁC:  In trang này |   Quay lại   | Về đầu trang  
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
THĂM DÒ Ý KIẾN - GÓP Ý
Theo bạn giao diện website duytien.gov.vn như thế nào?
TỶ GIÁ

Tổng quan   Lịch sử - Văn hoá   Kinh tế - Chính trị   Văn hoá - Xã hội    An ninh - Quốc phòng   Khoa học - Công nghệ   Tin tức   Văn bản của thị xã   TTHC thị xã   TTHC cấp xã, phường   Sức khoẻ - Đời sống   Gương người tốt việc tốt   Khuyến học-Khuyến tài   Lịch tiếp công dân   Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh   Văn bản QPPL   Thư viện ảnh   Xin ý kiến góp ý của nhân dân   Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng   Chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước    Mặt trận Tổ quốc các cấp   Luật và các văn bản liên quan   Thành lập thị xã Duy Tiên   Cải cách hành chính   Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội  
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ DUY TIÊN
Giấy phép số 178/GP-TTĐT do UBND tỉnh Hà Nam cấp Ngày 26 tháng 6 năm 2017
Tổng biên tập: Phạm Hồng Thanh
Email: ubnddt@hanam.gov.vn - Điện thoại: 0226 3830 013 - Fax: 0226 3832 280
® Ghi rõ nguồn "DuyTien.gov.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
© 2009 Bản quyền thuộc về UBND Thị xã Duy Tiên - Tỉnh Hà Nam
Design by VN2C