Đề án tóm tắt sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025   |    Ủy ban MTTQ phường Tiên Nội tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2024-2029   |    Công an tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” năm 2024 tại thị xã Duy Tiên   |    UBND thị xã Duy Tiên lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân đại diện cộng đồng dân cư về nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thị xã đến năm 2050   |    MTTQ xã Mộc Nam tổ chức Đại hội lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024-2029   |    Đại hội đại biểu Ủy ban MTTQ xã Yên Nam lần thứ XX, nhiệm kỳ 2024 - 2029   |   

Sitemap  

Tổng quan
Điều kiện tự nhiên
Bản đồ hành chính
Hệ thống tổ chức
Thành tựu phát triển KT-XH
Định hướng phát triển KT-XH
Khu CN, cụm CN-TTCN
Các dự án đầu tư
Làng nghề
Cơ chế chính sách
Sơ đồ hệ thống tổ chức
Lịch sử - Văn hoá
Danh nhân
Phong tục-Tập quán
Lịch sử Đảng bộ thị xã
Ẩm thực
Văn nghệ
Lễ hội
Kinh tế - Chính trị
Văn hoá - Xã hội
An ninh - Quốc phòng
Khoa học - Công nghệ
Tin tức
Trong nước
Quốc tế
Dự báo thời tiết
Văn bản của thị xã
Báo cáo
Văn bản chỉ đạo (giấy mời,công văn,quyết định)
Tài liệu tham khảo
Thông báo đấu giá đất
Đăng nhập PM một cửa điện tử
Tài liệu tập huấn
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
TTHC thị xã
Lĩnh vực Công an
Lĩnh vực Giáo dục
Lĩnh vực Nội vụ
Lĩnh vực tài nguyên
Lĩnh vực Xây dựng - Giao thông
Lĩnh vực Nông nghiệp
Lĩnh vực Thanh tra- Tài chính- Văn hóa- Thông tin TT
Lĩnh vực Kế hoạch - đầu tư; Công thương
Lĩnh vực Quân sự- Quốc phòng
Lao động- TB-XH
TTHC cấp xã, phường
Công an
Lao động TBXH
Y tế- Văn hóa và Thanh tra
Tài nguyên MT và Tài chính
Kế hoạch đầu tư
Nội vụ
Nông nghiệp và giao thông VT
Giáo dục ĐT và Công thương
Tư pháp
Quốc phòng Quân sự
Sức khoẻ - Đời sống
Gương người tốt việc tốt
Khuyến học-Khuyến tài
Lịch tiếp công dân
Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Văn bản QPPL
Lĩnh vực hộ tịch
Trung ương
Thủ tục Công an và Thanh tra
thủ tục Công thương
Tỉnh
Y tế- Văn hóa- Thanh tra
Công an
Thư viện ảnh
Xin ý kiến góp ý của nhân dân
Lấy ý kiến của cử tri về Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, thành lập các phường và thị xã Duy Tiên
Lấy ý kiến của nhân dân về dự thảo Kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của huyện Duy Tiên
Lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ thị xã Duy Tiên lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020-2025
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước
Chào mừng Đại hội Đảng các cấp
QH khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
Mặt trận Tổ quốc các cấp
Luật và các văn bản liên quan
Thành lập thị xã Duy Tiên
Cải cách hành chính
Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội
LIÊN KẾT WEBSITE
Cơ quan Đảng, Nhà nước
Các Tỉnh, thành phố
Thông tin đại chúng
THỐNG KÊ
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Không thể phủ nhận ý nghĩa và giá trị của phong trào thi đua yêu nước
Cập nhật lúc: 6/6/2023 5:23:00 PM
75 năm sau khi ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2023), tư tưởng Hồ Chí Minh về mục đích, nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức các phong trào thi đua yêu nước thiết thực, hiệu quả phù hợp với nhiệm vụ của từng giai đoạn dưới sự lãnh đạo của Đảng vẫn vẹn nguyên giá trị thời sự.

 

Bất chấp sự xuyên tạc của các phần tử cơ hội, phản động, các thế lực thù địch thì sức sống và giá trị không thể phủ nhận của phong trào thi đua yêu nước trong những thập niên qua chính là minh chứng sinh động nhất bác bỏ những luận điệu phản động, bôi đen sự thật về thi đua yêu nước được tung lên mạng xã hội thời gian qua!

THI ĐUA YÊU NƯỚC ĐỂ GÂY “HẠNH PHÚC CHO DÂN”

Trong Lời kêu gọi thi đua ái quốc ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng:  Mục đích của thi đua là để “Diệt giặc đói, Diệt giặc dốt, Diệt giặc ngoại xâm”[1] nhằm thực hiện “Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc[2]. Vì thế, để thi đua trở thành phong trào cách mạng của quần chúng, phát triển rộng rãi, sôi nổi, ăn sâu, lan rộng khắp về mọi mặt, thì “cách làm là dựa vào: Lực lượng của dân, Tinh thần của dân, để gây: Hạnh phúc cho dân[3] và “các cụ phụ lão thi đua đốc thúc con cháu hăng hái tham gia công việc, Các cháu nhi đồng thi đua học hành và giúp việc người lớn, Đồng bào phú hào thi đua mở mang doanh nghiệp, Đồng bào công nông thi đua sản xuất, Đồng bào trí thức và chuyên môn thi đua sáng tác và phát minh, Nhân viên Chính phủ thi đua tận tụy làm việc, phụng sự nhân dân, Bộ đội và dân quân thi đua giết cho nhiều giặc, đoạt cho nhiều súng[4]...

Sau lời kêu gọi thi đua yêu nước của Người, những năm sau đó (trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ, cứu nước) trên khắp mọi miền của Tổ quốc, các phong trào thi đua yêu nước không chỉ là động lực của sự phát triển, là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, mà còn là một nhân tố quan trọng góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Rất giản dị và ngắn gọn, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng “công việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua”[5] và thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của các tầng lớp nhân dân; là phát huy sự năng động, khả năng sáng tạo, tính tích cực, kỷ luật, tinh thần đoàn kết, truyền thống yêu nước của mỗi người, mỗi tập thể để hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao, cho nên “thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất[6].

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, thì thi đua chính là động lực để phát huy lòng yêu nước và thông qua phong trào thi đua để bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, làm cho lòng yêu nước trở nên sinh động trong thực tiễn bằng chính suy nghĩ, hành động cụ thể, tích cực, sáng tạo của mỗi cá nhân, mỗi tập thể trên mọi lĩnh vực của cuộc sống. Vì thi đua “là một cách yêu nước thiết thực và tích cực” và yêu nước không chỉ là tình cảm thiêng liêng của mỗi người dân; luôn gắn liền với bổn phận, trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước, mà còn là một truyền thống quý báu của dân tộc, là một giá trị tinh thần, luôn luôn đồng hành cùng dân tộc trong hành trình dựng nước và giữ nước, cho nên “thi đua ái quốclà ích lợi cho mình, ích lợi cho gia đình mình và lợi ích cho làng cho nước, cho dân tộc”[7], chứ không phải là “lợi dụng công tác thi đua để thực hiện mục đích cá nhân”; là xuyên tạc tính tích cực và bản chất thi đua thành “ganh đua”, “tranh đoạt” như các thông tin xấu độc bôi đen sự thật.

Thực tế cũng cho thấy, điều đặc biệt để làm nên thắng lợi của các phong trào thi đua yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh chính là “1. Thi đua ái quốc phải có phương hướng đúng và vững. Nghĩa là phải nâng cao lòng nồng nàn yêu nước và giác ngộ chính trị của mọi người. Yêu nước thì phải thi đua, thi đua tức là yêu nước. 2. Phải có kế hoạch tỉ mỉ. Kế hoạch ấy phải do từng đơn vị nhỏ, từng gia đình, từng cá nhân bàn bạc kỹ, hiểu biết thấu, vui vẻ làm. Nghĩa là phải sao cho mỗi nhóm, mỗi người tự giác tự động. 3. Nội dung của kế hoạch phải thiết thực, rõ ràng, đúng mực. Khi đặt kế hoạch phải tuyệt đối tránh sự sơ suất "đại khái", quá cao, phiền phức, miễn cưỡng. 4. Thi đua không nên thiên về một phía. Phải điều hoà 3 nhiệm vụ với nhau: Tăng gia sản xuất, công việc hằng ngày và học tập (chính trị, văn hoá, tình hình trong nước và thế giới). 5. Thi đua phải có sự lãnh đạo đúng. Trước khi thi đua phải chuẩn bị đầy đủ (giải thích, cổ động, xét kỹ kế hoạch mỗi nhóm, mỗi người). Trong lúc thi đua, phải thiết thực đôn đốc, giúp đỡ, sửa đổi. Sau đợt thi đua, phải thiết thực kiểm tra, tổng kết, phổ biến kinh nghiệm, khen thưởng những người kiểu mẫu, nâng đỡ những người kém cỏi”[8]… 

Đi liền cùng đó là phải làm tốt công tác tư tưởng, vận động, tuyên truyền để toàn dân hiểu rõ, tự nguyện, tích cực tham gia phong trào, vì “tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý (...) Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước”[9]. Trong quá trình triển khai thực hiện, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và các đoàn thể nhân dân để phong trào phát triển đúng mục đích, mục tiêu chung đã định theo đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhằm nhân nguồn sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân tộc trên mọi chặng đường cách mạng. 

Vì thế, sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân; sự phát triển ngày càng sâu, rộng của phong trào thi đua yêu nước không chỉ chứng minh quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dưới chế độ tư bản, thực dân và phong kiến quyết không thể có phong trào thi đua yêu nước” và “chỉ có dưới chế độ dân chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa, dưới chế độ và nhân dân lao động làm chủ nước nhà, thì mới có phong trào thi đua”[10] là đúng đắn, mà còn đồng thời cho thấy thi đua yêu nước theo chỉ dẫn của Người vừa thiết thực, dễ hiểu lại vừa sâu sắc, toàn diện, dễ đi vào cuộc sống, nên có sức quy tụ, hấp dẫn đông đảo quần chúng nhân dân. 

BÁC BỎ NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ THI ĐUA YÊU NƯỚC

Sự phát triển phong phú, đa dạng, thường xuyên, liên tục, thiết thực, hiệu quả của các phong trào thi đua yêu nước trong 75 năm qua không chỉ khẳng định rằng thi đua “là một cách yêu nước thiết thực và tích cực” chứ không phải là “tranh giành” mà còn “là một cách rất tốt, rất thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ. Thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm. Và đoàn kết, chặt chẽ để thi đua mãi. Vì vậy, thật thà tự phê bình và thân ái phê bình là một lực lượng để đẩy mạnh thi đua”[11]. Thi đua là đoàn kết vì mục tiêu chung, chứ không phải là sử dụng các “mánh khóe và thủ đoạn” dẫn đến “phá nát xã hội”; là “tìm cách triệt hạ người khác, hay ít nhất là bước lên đầu nhau mà sống” và như các luận điệu phản động bịa đặt, bôi đen.

Thực tế, hiểu một cách ngắn gọn nhất thì thi đua là cùng nhau đem hết tài năng, sức lực của con người để không chỉ “đua nhau làm” mà còn “nhằm thúc đẩy lẫn nhau đạt thành tích tốt nhất trong một lĩnh vực hoạt động nào đó”. Đó là hoạt động sáng tạo, tích cực của mỗi con người, của từng tổ chức, địa phương, cơ quan đơn vị trên mọi lĩnh vực của cuộc sống (lao động, sản xuất, học tập, chiến đấu…); “là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (khoản 1 Điều 3) và “nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” (Điều 5) của Luật Thi đua, khen thưởng 2003 (sửa đổi 2005, 2013). Vì thế, thi đua là một trong những biểu hiện của lòng yêu nước, của tinh thần, ý chí và sự nỗ lực, hy sinh phấn đấu của mỗi người dân vì một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc, chứ không phải vì “sự khốc liệt trong cạnh tranh để đạt thành tích chứ không phải ở mục đích tạo ra giá trị bằng việc phát triển năng lực nhiều mặt của con người”; lại càng không phải là thi đua yêu nước “phá hủy từng con người, biến họ thành những kẻ xấu từ trong động cơ cho đến việc làm”; đồng thời, làm cho môi trường công tác, xã hội trở nên “ngột ngạt, gian dối, tiểu xáo, kèn cựa, đấu đá”, dẫn đến “làm mục ruỗng xã hội từ bên trong bởi sự xuống cấp trông thấy mỗi ngày”.

Thực tế cũng cho thấy, các phong trào thi đua yêu nước từ: “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”; “Bình dân học vụ”; “Hũ gạo kháng chiến”; “Chiến sĩ ở trước mặt trận thi đua giết giặc lập công, đồng bào ở hậu phương thi đua tăng gia sản xuất”; “Ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sĩ, hậu phương thi đua với tiền phương”; “Ba nhất” trong Quân đội; “Gió Đại Phong” trong nông nghiệp; “Sóng Duyên Hải” trong công nghiệp; “Hai tốt” trong ngành giáo dục; “Ba sẵn sàng” và “Năm xung phong” trong thanh niên; “Ba đảm đang” trong phụ nữ; “Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công”, “Dũng sĩ diệt Mỹ”, “Tìm Mỹ mà đánh, tìm Ngụy mà diệt” hay “Mỗi người làm việc bằng hai, vì miền Nam ruột thịt”… cho đến “Lao động giỏi - Lao động sáng tạo” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; “Cựu chiến binh gương mẫu” của Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Thi đua Quyết thắng”, “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” trong quân đội; “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Công an nhân dân học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy”, “Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ” trong Công an hay “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”, “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”… lan tỏa sâu rộng từ Trung ương đến địa phương, ở tất cả các cấp, các ngành; trên khắp mọi miền của Tổ quốc trải dài từ sau ngày 2/9/1945 đến nay. Những phong trào nêu trên đã minh chứng: Thi đua yêu nước không chỉ trở thành động lực quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, mà còn được nâng lên một tầm cao mới, mang hơi thở của thời đại mới.

Bản chất của thi đua là yêu nước, nên khi đã hiểu rõ kế hoạch, mục đích, nội dung cách thức thi đua thì mỗi cá nhân, tập thể sẽ cùng nhau đoàn kết, nỗ lực phấn đấu để vượt qua mọi khó khăn; là “làm phát triển tinh thần đoàn kết giữa tất cả các tầng lớp nhân dân”; là thực hiện tự phê bình và phê bình nghiêm túc để sửa chữa tất cả mọi khuyết điểm, “cải tạo con người”… Vì thế, việc viện dẫn một ví dụ về thi đua trong ngành giáo dục hay cho rằng các phong trào thi đua yêu nước hiện nay chỉ là hình thức, qua loa, chạy theo số lượng phong trào, thậm chí là cào bằng, không thực chất hay là “chạy thi đua bằng mọi cách có thể”, vì “thi đua gắn chặt với quyền lợi của mỗi người về mọi mặt, từ vật chất, thăng tiến, đến cả sự yên ổn, an toàn” nên “sinh ra cạnh tranh, tị hiềm, đấu đá, ghen ghét, phá vỡ quan hệ tốt đẹp giữa các đồng nghiệp” là bẻ cong sự thật, là suy diễn mang tính chủ quan của các phần tử phản động. 

Trên thực tế, thi đua không chỉ giúp cho mọi người tiến bộ mà còn làm tăng cường tình đoàn kết, sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau; không chỉ “đoàn kết chặt chẽ để thi đua mãi” mà còn cổ vũ, phát huy sức sáng tạo, lòng nhân ái, vẻ đẹp tâm hồn, tình đoàn kết của người Việt trong thời đại mới. Vì thế, thi đua yêu nước không phải là “phá vỡ” tình người, là “làm hỏng đi sự kết nối lành mạnh giữa người với người” và “gây ra những bức xúc ngầm” trong nội bộ. Cùng với đó, việc một số người nhân danh dân chủ, “chuộng dân chủ tư sản” cho rằng thi đua ở Việt Nam không phải là tự nguyện mà là “bắt buộc phải làm”, nên “thi đua là con đẻ của nỗi sợ hãi tự do” và mang các phong trào thi đua yêu nước so sánh với phương Tây, với việc lý giải rằng “họ không có thi đua, không ai phải thi đua với ai để tồn tại cả” mà vẫn phát triển không ngừng với nhiều phát minh, sáng chế, các thành tựu mọi mặt về khoa học, nghệ thuật… cũng chỉ là sự suy diễn một chiều.

Ở Việt Nam, thi đua yêu nước là để phấn đấu vì một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, hạnh phúc; là để nhằm “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí tự cường và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[12], cho nên các phong trào này luôn nhận được sự hưởng ứng rộng khắp, sôi nổi của các tầng lớp nhân dân. 

Những thập niên gần đây, các phong trào thi đua yêu nước gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, với các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, với việc triển khai Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị khóa XI về "Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" trong cả hệ thống chính trị và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" cùng Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương… ngày càng được tổ chức và thực hiện sáng tạo, linh hoạt với các nội dung cụ thể, thiết thực, hình thức phong phú trên mọi lĩnh vực, trên khắp mọi miền của Tổ quốc. 

Thi đua yêu nước là một phong trào cách mạng rộng rãi, thiết thực được lãnh đạo, chỉ đạo bởi các cơ quan, ban, ngành chức năng; được tổ chức thực hiện theo kế hoạch, với các hình thức phù hợp trong cả hệ thống chính trị, chứ không phải là “đặt sự vận động của xã hội trên nền của sự hơn thua giữa các cá nhân”; là sự “ganh đua” để “triệt hạ người khác” vì thành tích như các phần tử cơ hội, phản động, các thế lực thù địch xuyên tạc./.

TS. Văn Thị Thanh Mai 
Ths. Dương Thị Bích

[1]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.5, tr.556

[2]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.5, tr.557

[3]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.5, tr.556

[4]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.5, tr.557

[5]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.6, tr.169

[6]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.7, tr.407

[7]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.6, tr.170

[8]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.7, tr.146

[9]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.7, tr.38-39

[10]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.11, tr.495

[11]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.7, tr.146

 

[12]Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.215 
 

Nguồn tin: Tuyengiao.vn



 

CÁC TIN KHÁC:  In trang này |   Quay lại   | Về đầu trang  
  Đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng (14/02)
  Bác Hồ với Đảng và mùa Xuân Giáp Thìn 60 năm trước (09/02)
  Đảng lãnh đạo xây dựng đất nước hùng cường, phồn vinh và hạnh phúc (01/02)
  Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng (01/02)
  Tiếp tục giữ vững và phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mới (10/01)
  Giá trị to lớn từ những cống hiến của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đối với sự nghiệp cách mạng (29/12)
  Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị ở cơ sở, góp phần xứng đáng vào công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị (08/12)
  Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo (30/11)
  Quy định số 132-QĐ/TW - Bước tiến mới về kiểm soát quyền lực Nhà nước, phòng chống tham nhũng, tiêu cực (30/11)
  Phát triển tổ chức cơ sở đảng với vai trò là hạt nhân chính trị ở cơ sở, là cầu nối giữa Đảng với Nhân dân (22/11)
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
THĂM DÒ Ý KIẾN - GÓP Ý
Theo bạn giao diện website duytien.gov.vn như thế nào?
TỶ GIÁ

Tổng quan   Lịch sử - Văn hoá   Kinh tế - Chính trị   Văn hoá - Xã hội    An ninh - Quốc phòng   Khoa học - Công nghệ   Tin tức   Văn bản của thị xã   TTHC thị xã   TTHC cấp xã, phường   Sức khoẻ - Đời sống   Gương người tốt việc tốt   Khuyến học-Khuyến tài   Lịch tiếp công dân   Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh   Văn bản QPPL   Thư viện ảnh   Xin ý kiến góp ý của nhân dân   Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng   Chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước    Mặt trận Tổ quốc các cấp   Luật và các văn bản liên quan   Thành lập thị xã Duy Tiên   Cải cách hành chính   Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội  
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ DUY TIÊN
Giấy phép số 178/GP-TTĐT do UBND tỉnh Hà Nam cấp Ngày 26 tháng 6 năm 2017
Tổng biên tập: Phạm Hồng Thanh
Email: ubnddt@hanam.gov.vn - Điện thoại: 0226 3830 013 - Fax: 0226 3832 280
® Ghi rõ nguồn "DuyTien.gov.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
© 2009 Bản quyền thuộc về UBND Thị xã Duy Tiên - Tỉnh Hà Nam
Design by VN2C