Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Giải thể nhà trường, nhà trẻ dân lập
Trình tự thực hiện:
Bước 1:Đại diện cộng đồng dân cư thành lập nhà trường, nhà trẻ có nhu cầu giải thể, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND các huyện, thành phố;
Bước 2: Trong trường hợp có phát hiện hoặc báo cáo của cơ quan, cộng đồng dân cư về việc nhà trường, nhà trẻ có hành vi vi phạm một trong những trường hợp quy định tại điểm a Khoản 2, Điều 12 Thông tư số 21/2012/TT-BGDĐT ngày 15/6/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phòng giáo dục và đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan trong thời hạn 10 ngày, tiến hành kiểm tra, xác minh, lập hồ sơ giải thể, thông báo cho nhà trường, nhà trẻ dân lập và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, trong đó phải nêu rõ lý do giải thể;
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải thể nhà trường, nhà trẻ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét quyết định giải thể hoặc không giải thể nhà trường, nhà trẻ dân lập;
Quyết định giải thể nhà trường, nhà trẻ dân lập cần nêu rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm quyền lợi của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên trong trường; phương án giải quyết tài sản, tài chính của trường, bảo đảm tính công khai, minh bạch. Quyết định giải thể nhà trường, nhà trẻ dân lập phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả- UBND các huyện, thành phố.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
*Thành phần hồ sơ:
+ Quyết định thành lập đoàn kiểm tra của Uỷ ban nhân nhân dân cấp huyện;
+ Biên bản kiểm tra;
+ Các chứng cứ chứng minh nhà trường, nhà trẻ vi phạm một trong những trường hợp được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư số 21/2012/TT-BGDĐT;
+ Tờ trình đề nghị giải thể nhà trường, nhà trẻ của Phòng giáo dục và đào tạo hoặc tờ trình đề nghị giải thể của cộng đồng dân cư thành lập nhà trường, nhà trẻ. Tờ trình nêu rõ lý do giải thể, các biện pháp giải quyết quyền lợi hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên sau khi nhà trường, nhà trẻ dân lập bị giải thể; phương án giải quyết tài chính, tài sản của nhà trường, nhà trẻ dân lập.
* Trong trường hợp đại diện cộng đồng dân cư đứng tên xin thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập đề nghị giải thể thì hồ sơ giải thể gồm: tờ trình đề nghị giải thể của cộng đồng dân cư thành lập nhà trường, nhà trẻ.
*Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc
Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức
Cơ quan thực hiện TTHC:
*Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch UBND các huyện, thành phố
*Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Giáo dục & Đào tạo
Kết quả thực hiện TTHC:Quyết định hành chính
Phí, lệ phí: Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
Nhà trường, nhà trẻ bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
+ Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của nhà trường, nhà trẻ; không bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;
+ Hết thời gian đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
+ Mục tiêu và nội dung hoạt động của nhà trường, nhà trẻ dân lập không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
+ Theo đề nghị của đại diện cộng đồng dân cư cơ sở đứng tên xin thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập.
Căn cứ pháp lý của TTHC:
+ Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục số 44/2000/QH12 ban hành ngày 25/11/2009 có hiệu lực từ ngày 01/07/2010;
+ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
+ Nghị định 31/2011/NĐ-CP ngày 11/5/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
+ Thông tư số 21/2012/TT-BGDĐT ngày 15/6/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non dân lập.