Đề án tóm tắt sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025   |    Ủy ban MTTQ phường Tiên Nội tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2024-2029   |    Công an tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” năm 2024 tại thị xã Duy Tiên   |    UBND thị xã Duy Tiên lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân đại diện cộng đồng dân cư về nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thị xã đến năm 2050   |    MTTQ xã Mộc Nam tổ chức Đại hội lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024-2029   |    Đại hội đại biểu Ủy ban MTTQ xã Yên Nam lần thứ XX, nhiệm kỳ 2024 - 2029   |   

Sitemap  

Tổng quan
Điều kiện tự nhiên
Bản đồ hành chính
Hệ thống tổ chức
Thành tựu phát triển KT-XH
Định hướng phát triển KT-XH
Khu CN, cụm CN-TTCN
Các dự án đầu tư
Làng nghề
Cơ chế chính sách
Sơ đồ hệ thống tổ chức
Lịch sử - Văn hoá
Danh nhân
Phong tục-Tập quán
Lịch sử Đảng bộ thị xã
Ẩm thực
Văn nghệ
Lễ hội
Kinh tế - Chính trị
Văn hoá - Xã hội
An ninh - Quốc phòng
Khoa học - Công nghệ
Tin tức
Trong nước
Quốc tế
Dự báo thời tiết
Văn bản của thị xã
Báo cáo
Văn bản chỉ đạo (giấy mời,công văn,quyết định)
Tài liệu tham khảo
Thông báo đấu giá đất
Đăng nhập PM một cửa điện tử
Tài liệu tập huấn
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
TTHC thị xã
Lĩnh vực Công an
Lĩnh vực Giáo dục
Lĩnh vực Nội vụ
Lĩnh vực tài nguyên
Lĩnh vực Xây dựng - Giao thông
Lĩnh vực Nông nghiệp
Lĩnh vực Thanh tra- Tài chính- Văn hóa- Thông tin TT
Lĩnh vực Kế hoạch - đầu tư; Công thương
Lĩnh vực Quân sự- Quốc phòng
Lao động- TB-XH
TTHC cấp xã, phường
Công an
Lao động TBXH
Y tế- Văn hóa và Thanh tra
Tài nguyên MT và Tài chính
Kế hoạch đầu tư
Nội vụ
Nông nghiệp và giao thông VT
Giáo dục ĐT và Công thương
Tư pháp
Quốc phòng Quân sự
Sức khoẻ - Đời sống
Gương người tốt việc tốt
Khuyến học-Khuyến tài
Lịch tiếp công dân
Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Văn bản QPPL
Lĩnh vực hộ tịch
Trung ương
Thủ tục Công an và Thanh tra
thủ tục Công thương
Tỉnh
Y tế- Văn hóa- Thanh tra
Công an
Thư viện ảnh
Xin ý kiến góp ý của nhân dân
Lấy ý kiến của cử tri về Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, thành lập các phường và thị xã Duy Tiên
Lấy ý kiến của nhân dân về dự thảo Kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của huyện Duy Tiên
Lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ thị xã Duy Tiên lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020-2025
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước
Chào mừng Đại hội Đảng các cấp
QH khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
Mặt trận Tổ quốc các cấp
Luật và các văn bản liên quan
Thành lập thị xã Duy Tiên
Cải cách hành chính
Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội
LIÊN KẾT WEBSITE
Cơ quan Đảng, Nhà nước
Các Tỉnh, thành phố
Thông tin đại chúng
THỐNG KÊ
Dự báo thời tiết

Tin bão số 3 và các chỉ đạo ứng phó
Cập nhật lúc: 7/31/2019 4:18:00 PM
 
 
 

Sáng 31/7, áp thấp nhiệt đới trên khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão (cơn bão số 3 năm 2019) và có tên quốc tế là WIPHA. 

Hồi 13 giờ ngày 31/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 113,0 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam 250km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 130km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15km và có khả năng mạnh thêm. Đến 13 giờ ngày 1/8, vị trí tâm bão ở khoảng 20,8 độ Vĩ Bắc; 109,9 độ Kinh Đông, ngay trên bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 12.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8): Phía Bắc vĩ tuyến 16,5 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 109,0 độ Kinh Đông.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 5-10km, khoảng chiều mai (01/8) sẽ đi vào Vịnh Bắc Bộ. Đến 13 giờ ngày 2/8, vị trí tâm bão ở khoảng 21,3 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển ven bờ các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, sau đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10km, đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là một vùng áp thấp.

Cảnh báo gió mạnh trên biển:


Do ảnh hưởng của bão, ở vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa) có mưa bão, gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8-9, giật cấp 11; sóng biển cao 3,0-5,5m; biển động rất mạnh.

Từ sáng mai (01/8), ở Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh dần lên cấp 6, từ chiều và đêm mai tăng lên cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9, giật cấp 12. Sóng biển cao từ 3-5m. Biển động rất mạnh.

Cảnh báo mưa lớn: Từ chiều mai ở phía Đông Bắc Bộ có mưa dông kèm khả năng lốc xoáy và gió giật mạnh. Từ đêm mai đến ngày 04/8, ở các tỉnh Bắc Bộ có mưa to đến rất to (lượng mưa phổ biến 100-300mm/đợt, riêng các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn 200 - 400mm/đợt); ở các tỉnh Bắc Trung Bộ có mưa vừa đến mưa to (lượng mưa 50 - 150mm/đợt).

Cảnh báo lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt: Trên các sông suối khu vực Bắc Bộ, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên từ 2-5m. Mực nước đỉnh lũ trên sông Thao có khả năng đạt báo động (BĐ)2, thượng lưu sông Lô đạt mức BĐ1-BĐ2, thượng lưu sông Thái Bình đạt mức BĐ1; các sông chính ở Thanh Hóa, Nghệ An dưới BĐ1.

Nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng các tỉnh vùng núi Bắc Bộ, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, đặc biệt là các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An.

Cấp độ rủi ro thiên tai do bão: cấp 3.

Công điện số 08/CĐ-TW chỉ đạo ứng phó Bão số 3

Ngày 31/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã ban hành Công điện hỏa tốc số 08/CĐ-TW chỉ đạo ứng phó Bão số 3.

Theo đó, để chủ động ứng phó Bão số 3, Ban Chỉ đạo Trung ương yêu cầu Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các bộ, ngành, địa phương tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến, chủ động triển khai các phương án ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ”, tập trung một số nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, đối với trên biển: Tổ chức rà soát, kiểm đếm tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển để hướng dẫn di chuyển, tránh trú an toàn (kể cả đối với các tàu vận tải và du lịch). Hướng dẫn neo đậu tàu thuyền, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tại nơi tránh trú; tổ chức, hướng dẫn bảo đảm an toàn cho khách du lịch trên các đảo. Căn cứ tình hình cụ thể tại địa phương thực hiện việc cấm biển.

Thứ hai, đối với khu vực ven biển, đồng bằng và đô thị: Theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, mưa lũ; thông tin kịp thời đến chính quyền, người dân để chủ động phòng, tránh, nhất là khu vực ngập lụt đô thị, vùng trũng thấp ven biển, sông, suối, khu khai thác khoáng sản; dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm, nước sạch, thuốc men để chủ động ứng phó với mưa, lũ lớn theo phương châm “4 tại chỗ”; kiểm soát giao thông, nhất là trên các tuyến cao tốc, các cầu vượt biển để bảo đảm an toàn trong thời gian bão đổ bộ vào.

Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho người dân tại các lồng bè nuôi trồng thủy sản; hệ thống đê điều, nhất là các đoạn đê xung yếu, bị sự cố, đang thi công; đảm bảo an toàn hệ thống điện, thông tin liên lạc, sẵn sàng lực lượng, vật tư để ứng cứu, khắc phục kịp thời các sự cố.

Thứ ba, đối với khu vực miền núi, trung du: Rà soát các khu dân cư ở ven sông, suối, hạ lưu các hồ đập, vùng trũng thấp, vùng ven sông, suối, ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét, nhà ở không an toàn để chủ động sơ tán dân đến nơi an toàn, đặc biệt là khu vực đã có mưa to trong thời gian qua;

Kiểm tra, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ đập và hạ du hồ chứa, nhất là các hồ đập xung yếu, đang thi công, sửa chữa và việc vận hành các hồ thủy điện nhỏ; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính;

Sẵn sàng phương án phòng chống lũ, đảm bảo an toàn các công trình phòng chống lũ theo cấp báo động; tổ chức tuần tra, canh gác, kiểm tra, rà soát việc chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện theo quy định.

Thứ tư, một số nhiệm vụ cụ thể: Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến; kịp thời chỉ đạo, đôn đốc các ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp với diễn biến của bão.

Bộ GTVT chỉ đạo bảo đảm an toàn cho tàu thuyền, phương tiện vận tải; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, thiết bị tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ sạt lở để sẵn sàng khắc phục ngay khi xảy ra sự cố.

Bộ NN&PTNT chỉ đạo triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất nông nghiệp, thủy sản; bảo đảm an toàn hồ đập thuỷ lợi, đê điều,…

Bộ Công Thương chỉ đạo đảm bảo an toàn hồ đập thuỷ điện, hệ thống điện, hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản.

Bộ Xây dựng chỉ đạo bảo đảm an toàn cho các công trình xây dựng, các công trình cao tầng, công trình cột tháp cao,…

Bộ TN&MT tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, kịp thời dự báo, cung cấp thông tin đến người dân và các cơ quan liên quan để phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó.

Các cơ quan thông tấn, báo chí tiếp tục làm tốt công tác thông tin, đưa tin kịp thời diễn biến của bão, mưa lũ để người dân biết, chủ động phòng, tránh.

Các bộ, ngành khác theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với các địa phương triển khai ứng phó và sẵn sàng hỗ trợ địa phương xử lý, khắc phục hậu quả khi có yêu cầu.

* Trước đó ngày 30/7, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai, Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã ban hành Công điện số 07/CĐ-TW gửi Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định; Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố khu vực bắc bộ; Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các bộ: Quốc phòng, Công an, GTVT, Ngoại giao, TNMT, NNPTNT, VHTTDL; các cơ quan thông tấn, báo chí về việc triển khai một số nội dung cấp bách ứng phó ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão và gây mưa lớn diện rộng.

Chủ động cấm biển

Thứ nhất, đối với khu vực trên biển: Thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của ATNĐ; tổ chức rà soát số lượng tàu thuyền đang di chuyển trong vùng nguy hiểm do ATNĐ trên Biển Đông để hướng dẫn phòng tránh.

Tổ chức kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi và giữ liên lạc thường xuyên với các tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng cuả ATNĐ, kể cả tàu vận tải, du lịch; các lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản để kịp thời xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra; kiểm tra hướng dẫn việc neo đậu tàu tại bến, nhất là khu vực neo đậu quanh các đảo; chuẩn bị phương án đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông trên các cầu vượt biển, khách du lịch trên các đảo năm trong vùng ảnh hưởng của ATNĐ. Tùy theo diễn biến chủ động cấm biển. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Sẵn sàng ứng phó sự cố


Thứ hai, đối với khu vực ven biển và đồng bằng: Theo dõi chặt chẽ diễn biến ATNĐ, mưa lũ; thông tin kịp thời đến chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh, nhất là khu vực ngập lụt đô thị, vũng trũng thấp ven biển, cửa sông, ven sông suối.

Triển khai các phương án bảo vệ sản xuất, chống úng ngập; bảo vệ công trình kết cấu hạ tầng, khu kinh tế, khu công nghiệp, nhà máy, kho tàng, hầm lò, các dự án đang thi công ven biển, các công trình cột tháp cao, bãi khai thác khoáng sản;

Đồng thời, triển khai các phương án bảo vệ đê điều, nhất là các đoạn đê bị sự cố, đang thi công; bảo đảm an toàn hệ thống điện, thông tin liên lạc; sẵn sàng lực lượng, vật tư để ứng cứu, khắc phục kịp thời các sự cố; dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm, nước sạch, thuốc men để chủ động ứng phó với mưa, lũ lớn theo phương châm “Bốn tại chỗ”.

Chủ động sơ tán dân đến nơi an toàn

Thứ ba, đối với khu vực miền núi: Rà soát các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu các hồ, đập, vùng trũng thấp, ngầm, tràn, khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét, nhà ở không an toàn để chủ động cảnh báo, sơ tán dân đến nơi an toàn, đặc biệt là các khu vực đã có mưa to trong thời gian qua.

Kiểm tra, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ đập và vùng hạ du, nhất là các hồ đập xung yếu đang thi công, sửa chữa và việc vận hành các hồ thủy điện nhỏ. Chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo an toàn giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính;

Sẵn sàng phương án phòng chống lũ, đảm bảo an toàn các công trình phòng chống lũ theo cấp báo động; tổ chức tuần tra, canh gác, kiểm tra, rà soát việc chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện theo quy định.

Thứ tư, các bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao, chỉ đạo các biện pháp sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xảy ra.

Thứ năm, các phương tiện truyền thông đại chúng tăng cường thời lượng phát tin về diễn biến của ATNĐ để các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và người dân biết, chủ động phòng tránh, ứng phó.

Thứ sáu, tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Sẵn sàng xử lý các tình huống

Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, ngày 29/7, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã có văn bản hỏa tốc số 339/TWPCTT-VP đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo,dự báo và diễn biến của vùng áp thấp, gió mùa Tây Nam trên biển;

Thông báo, hướng dẫn cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền, tàu vận tải đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển của vùng áp thấp để chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo an toàn về người và tài sản; duy trì thông tin liên lạc để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

Sẵn sàng tổ chức công tác kiểm đếm tàu thuyền; lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để triển khai ứng cứu khi có yêu cầu./.


Nguồn tin: 
baochinhphu.vn

CÁC TIN KHÁC:  In trang này |   Quay lại   | Về đầu trang  
  Miền Bắc bước vào đỉnh điểm rét đậm, có nơi xuất hiện mưa tuyết và băng giá (22/01)
  Duy Tiên chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại trên địa bàn thị xã  (15/12)
  Miền Bắc rét nhất từ đầu mùa, Trung Bộ mưa lớn (13/11)
  Công điện tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng thành bão (18/10)
  Duy Tiên: Chủ động ứng phó với mưa lớn và ngập lụt trên địa bàn thị xã (28/09)
  Bắc Bộ và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An mưa lớn (28/09)
  Duy Tiên: Chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ ngập lụt (02/08)
  Bão số 2 giật cấp 16 trên Biển Đông, miền Bắc mưa dông từ đêm 27/7 (27/07)
  Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó với bão số 1 năm 2023 (17/07)
  Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung ứng phó với bão số 1 năm 2023 (17/07)
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
THĂM DÒ Ý KIẾN - GÓP Ý
Theo bạn giao diện website duytien.gov.vn như thế nào?
TỶ GIÁ

Tổng quan   Lịch sử - Văn hoá   Kinh tế - Chính trị   Văn hoá - Xã hội    An ninh - Quốc phòng   Khoa học - Công nghệ   Tin tức   Văn bản của thị xã   TTHC thị xã   TTHC cấp xã, phường   Sức khoẻ - Đời sống   Gương người tốt việc tốt   Khuyến học-Khuyến tài   Lịch tiếp công dân   Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh   Văn bản QPPL   Thư viện ảnh   Xin ý kiến góp ý của nhân dân   Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng   Chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước    Mặt trận Tổ quốc các cấp   Luật và các văn bản liên quan   Thành lập thị xã Duy Tiên   Cải cách hành chính   Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội  
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ DUY TIÊN
Giấy phép số 178/GP-TTĐT do UBND tỉnh Hà Nam cấp Ngày 26 tháng 6 năm 2017
Tổng biên tập: Phạm Hồng Thanh
Email: ubnddt@hanam.gov.vn - Điện thoại: 0226 3830 013 - Fax: 0226 3832 280
® Ghi rõ nguồn "DuyTien.gov.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
© 2009 Bản quyền thuộc về UBND Thị xã Duy Tiên - Tỉnh Hà Nam
Design by VN2C