Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Duy Tiên tổ chức họp giao ban Quý I/2024   |    Về việc tạm dừng công chứng, chứng thực hợp đồng, giao dịch    |    V/v đề nghị cấp giấy phép môi trường của nhà máy sản xuất mây tre đan tại CCN Hoàng Đông thị xã Duy Tiên    |    Bộ Luật hình sự 2015   |    Đề án tóm tắt sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025   |    Ủy ban MTTQ phường Tiên Nội tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2024-2029   |   

Sitemap  

Tổng quan
Điều kiện tự nhiên
Bản đồ hành chính
Hệ thống tổ chức
Thành tựu phát triển KT-XH
Định hướng phát triển KT-XH
Khu CN, cụm CN-TTCN
Các dự án đầu tư
Làng nghề
Cơ chế chính sách
Sơ đồ hệ thống tổ chức
Lịch sử - Văn hoá
Danh nhân
Phong tục-Tập quán
Lịch sử Đảng bộ thị xã
Ẩm thực
Văn nghệ
Lễ hội
Kinh tế - Chính trị
Văn hoá - Xã hội
An ninh - Quốc phòng
Khoa học - Công nghệ
Tin tức
Trong nước
Quốc tế
Dự báo thời tiết
Văn bản của thị xã
Báo cáo
Văn bản chỉ đạo (giấy mời,công văn,quyết định)
Tài liệu tham khảo
Thông báo đấu giá đất
Đăng nhập PM một cửa điện tử
Tài liệu tập huấn
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
TTHC thị xã
Lĩnh vực Công an
Lĩnh vực Giáo dục
Lĩnh vực Nội vụ
Lĩnh vực tài nguyên
Lĩnh vực Xây dựng - Giao thông
Lĩnh vực Nông nghiệp
Lĩnh vực Thanh tra- Tài chính- Văn hóa- Thông tin TT
Lĩnh vực Kế hoạch - đầu tư; Công thương
Lĩnh vực Quân sự- Quốc phòng
Lao động- TB-XH
TTHC cấp xã, phường
Công an
Lao động TBXH
Y tế- Văn hóa và Thanh tra
Tài nguyên MT và Tài chính
Kế hoạch đầu tư
Nội vụ
Nông nghiệp và giao thông VT
Giáo dục ĐT và Công thương
Tư pháp
Quốc phòng Quân sự
Sức khoẻ - Đời sống
Gương người tốt việc tốt
Khuyến học-Khuyến tài
Lịch tiếp công dân
Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Văn bản QPPL
Lĩnh vực hộ tịch
Trung ương
Thủ tục Công an và Thanh tra
thủ tục Công thương
Tỉnh
Y tế- Văn hóa- Thanh tra
Công an
Thư viện ảnh
Xin ý kiến góp ý của nhân dân
Lấy ý kiến của cử tri về Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, thành lập các phường và thị xã Duy Tiên
Lấy ý kiến của nhân dân về dự thảo Kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của huyện Duy Tiên
Lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ thị xã Duy Tiên lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020-2025
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước
Chào mừng Đại hội Đảng các cấp
QH khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
Mặt trận Tổ quốc các cấp
Luật và các văn bản liên quan
Thành lập thị xã Duy Tiên
Cải cách hành chính
Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội
LIÊN KẾT WEBSITE
Cơ quan Đảng, Nhà nước
Các Tỉnh, thành phố
Thông tin đại chúng
THỐNG KÊ
Trong nước

Công an nhân dân góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Cập nhật lúc: 4/22/2014 7:35:00 AM
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an: “Lực lượng Công an nhân dân góp phần xứng đáng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”.

Cách đây 60 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân ta đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ. Đó là thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân chủ trên toàn thế giới.

Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã bảo vệ và phát triển thành quả của Cách mạng tháng Tám, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta, đưa cách mạng Việt Nam bước sang một giai đoạn mới: Miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, hoàn thành độc lập dân tộc, dân chủ và thống nhất đất nước.

Chiến thắng Điện Biện Phủ đã ghi thêm một trang sử oanh liệt trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, được ví như chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỷ XX. Trong thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, có sự đóng góp quan trọng của lực lượng Công an nhân dân.

Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ; lực lượng Công an được giao nhiệm vụ bảo vệ chiến dịch. Thứ Bộ Công an (nay là Bộ Công an) xác định rõ: “Công tác bảo vệ chiến dịch Điện Biên Phủ là nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng Công an nhân dân trong giai đoạn này" (1). 

Từ những kinh nghiệm trong công tác bảo vệ chiến dịch Hòa Bình, chiến dịch Tây Bắc, đáp ứng quy mô và tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biện Phủ, Thứ Bộ Công an đã thành lập “Ban Công an tiền phương” nằm trong Hội đồng cung cấp Mặt trận do đồng chí Phạm Văn Đồng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch; ở một số địa phương, trước hết là các tỉnh Tây Bắc, đã lập ra các Ban Công an tiền phương trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ chiến dịch.


 

Các Ban Công an tiền phương đã được Thứ Bộ Công an giao nhiệm vụ bảo vệ các lực lượng, các ngành tham gia chiến dịch, tập trung bảo vệ đội ngũ dân công, bảo vệ an toàn giao thông- vận tải, bảo vệ kho tàng, bảo vệ các cuộc hành quân, nơi trú quân của bộ đội; kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động phá hoại của bọn tình báo, gián điệp, biệt kích, phỉ, phản động ở cả vùng hậu phương và trên toàn tuyến mặt trận.

Lực lượng Công an đã chủ động tiến hành đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ nhằm bảo vệ tuyệt đối an toàn các đồng chí lãnh đạo và các cơ quan của Đảng, Chính phủ, Bộ Chỉ huy chiến dịch. Tại những khu vực có cơ quan đầu não của Đảng, Chính phủ, lực lượng Công an đã phát động phong trào “Phòng gian, bảo mật”, tổ chức cho quần chúng tham gia giám sát, phát hiện những người lạ mặt, những hoạt động nghi vấn; lập các trạm gác và kiểm tra giấy tờ, kịp thời phát hiện bọn gián điệp, chỉ điểm trà trộn trong số cán bộ các cơ quan của ta hoặc đồng bào khu vực các cơ quan đóng quân để thâm nhập điều tra, phá hoại.

Ở những địa bàn Bộ Chỉ huy chiến dịch đóng quân, lực lượng Công an đã phối hợp với lực lượng Bảo vệ quân đội thiết lập trạm gác và thành lập các đội tuần tra, canh gác bảo vệ trước khi Bộ Chỉ huy chiến dịch chuyển đến và tổ chức nhiều tuyến canh phòng nghiêm ngặt, trong đó Công an bảo vệ tuyến ngoài. Ban Công an tiền phương đã phối hợp với lực lượng bảo vệ của Trung ương và quân đội bố trí lực lượng bảo vệ trên các tuyến đường, nhất là ở những đầu mối giao thông, những nơi hiểm trở mà kẻ địch dễ lợi dụng mai phục, ám sát.

Mặc dù tình hình chiến sự diễn ra ác liệt, kẻ địch chống phá bằng nhiều thủ đoạn xảo quyệt, nhưng với sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng Công an với Quân đội và các lực lượng khác có liên quan và sử dụng đồng bộ biện pháp công tác công an, hoạt động của các đồng chí lãnh đạo, cơ quan đầu não của Đảng, Chính phủ, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã được bảo đảm bí mật, tuyệt đối an toàn trong suốt quá trình diễn ra chiến dịch.

Để bảo đảm thắng lợi của chiến dịch Điện Biện Phủ, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã tăng cường hàng chục nghìn tấn vũ khí, đạn dược; huy động hơn 260.000 dân công, 628 xe ô tô, 20.991 xe đạp thồ, 11.800 mảng nứa, hơn 800 ngựa thồ cùng hàng chục nghìn phương tiện vận chuyển thô sơ để vận chuyển hơn 2 vạn tấn lương thực trên tuyến đường hàng nghìn kilômét từ các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng... đến Điện Biên Phủ.

Trong quá trình phục vụ chiến dịch, thực dân Pháp đã tung nhiều toán gián điệp, cài người vào nội bộ ta, thu thập tin tức nơi đóng quân, việc chuyển quân, hàng hóa và kho tàng của ta để chỉ điểm cho máy bay địch bắn phá. Trước tình hình đó, lực lượng Công an đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, quân đội và các ngành chức năng tiến hành các biện pháp bảo vệ an toàn về người, hàng hóa phục vụ chiến dịch, đập tan âm mưu, hoạt động phá hoại của địch; phát động phong trào quần chúng “Phòng gian, bảo mật” với khẩu hiệu “Ba không” sâu rộng trong nhân dân, nhất là dọc các tuyến đường từ hậu phương ra mặt trận.

Qua đó, ý thức cảnh giác của quần chúng được nâng cao, đã phát hiện cho Công an nhiều tên gián điệp, chỉ điểm; tham gia ngụy trang kho tàng, bến bãi, nơi đóng quân, chuyển quân và tham gia bảo vệ hàng hóa vận chuyển ra chiến trường. Song song với công tác vận động, tổ chức quần chúng tham gia phong trào “Phòng gian, bảo mật”, lực lượng Công an đã tiến hành điều tra, nghiên cứu, phân loại, điều chuyển số đối tượng nghi là gián điệp, chỉ điểm, cơ sở mạng lưới của chúng và những đối tượng nguy hiểm khác ra khỏi địa bàn xung yếu, làm trong sạch địa bàn, bảo đảm an toàn cho quân đội, dân công, hàng hóa ra mặt trận.

Đối với lực lượng dân công tham gia chiến dịch, quán triệt chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, lực lượng Công an đã phối hợp với chính quyền các cấp tổ chức xét duyệt, lựa chọn những người có phẩm chất đạo đức, nhiệt tình cách mạng, tình nguyện tham gia phục vụ chiến dịch. Ban Công an tiền phương đã tham mưu với Hội đồng cung cấp Mặt trận biên chế dân công thành các đại đội, trung đội, tiểu đội; phát động phong trào “Phòng gian, bảo mật”, “Ba không”; phổ biến quy tắc giữ gìn bí mật, cách thức phòng, chống máy bay địch bắn phá hoặc tập kích trên đường hành quân, vận chuyển.

Trong các lán trại hay các trạm nghỉ chân, cán bộ công an được phân công làm nhiệm vụ bảo vệ thường xuyên bám sát các đoàn dân công để tổ chức công tác bảo vệ. Trên các tuyến đường quan trọng, lực lượng Công an đặt các đồn, trạm kiểm soát người và phương tiện qua lại; tổ chức các đội tuần tra vũ trang kiểm soát; tại các bến phà trọng điểm, lực lượng Công an phối hợp với lực lượng bảo vệ quân đội thành lập các ban bảo vệ, tổ chức sắp xếp, điều động cho các xe chở quân, kéo pháo, chở vũ khí, lương thực, hàng hóa. Các đồn, trạm công an thường xuyên tổ chức tuần tra, canh gác, thiết lập vành đai bảo vệ, kịp thời phát hiện bọn phá hoại và phòng, chống cháy, nổ.

Để bảo đảm yêu cầu giữ bí mật, phòng, chống các hoạt động do thám của địch đối với chiến dịch, Ban Công an tiền phương đã chỉ đạo Ban Công an tiền phương các tỉnh Tây Bắc, Công an các địa phương có tuyến hành lang vận chuyển đi qua tích cực đấu tranh, bóc gỡ các toán gián điệp biệt kích, gián điệp ẩn nấp do cơ quan tình báo Pháp cài cắm và tổ chức để hoạt động do thám, phá hoại, điều tra tình hình chuyển quân, vận chuyển vũ khí, lương thực, thực phẩm của ta và hoạt động chỉ điểm cho máy bay địch bắn phá, ngăn chặn lực lượng ta tiến về Điện Biên Phủ.

Lực lượng Công an đã kịp thời khám phá nhiều vụ án quan trọng, bóc gỡ toàn bộ mạng lưới gián điệp, chỉ điểm địch cài cắm dọc hành lang các tuyến đường giao thông từ hậu phương ra mặt trận Điện Biên Phủ; tiêu diệt và bắt hầu hết các toán gián điệp địch tung ra để điều tra, thu thập tình báo, phá hoại cầu cống, bến phà, kho tàng, phương tiện vận chuyển, đánh phá các cơ quan đầu não của ta.

Công an Tây Bắc đã điều tra khám phá, bóc gỡ 5 tổ chức gián điệp do Pháp và Tưởng Giới Thạch gài lại, tiêu diệt 6 toán gián điệp biệt kích, bắt 70 tên gián điệp và hàng trăm tên do thám, chỉ điểm trên các tuyến đường hành quân và vận chuyển của bộ đội, dân công phục vụ chiến dịch, nhất là đã bắt toán gián điệp biệt kích GCMA gồm 4 tên nhảy dù xuống khu vực xã Mường Ó, Thuận Châu và toán 6 tên nhảy dù xuống Bản Nhạn (Sơn La) nhằm điều tra, ngăn chặn lực lượng của ta hành quân, vận chuyển trên đèo Pha Đin. Công an Liên khu III đã khám phá, bóc gỡ mạng lưới gián điệp gồm 16 tên hoạt động điều tra, chỉ điểm để máy bay địch đánh phá hoặc những tên trực tiếp phá hoại các kho tàng, cầu cống ở những nơi xung yếu trên các tuyến đường giao thông quan trọng của ta từ Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Hòa Bình lên Điện Biên Phủ.

Đặc biệt, giữa năm 1953, lực lượng Công an đã tập trung đấu tranh với toán gián điệp biệt kích gồm 4 tên (đều là nữ) làm nhiệm vụ điều tra các hoạt động quân sự, các cơ quan đầu não và hoạt động chuyển quân từ Việt Bắc đến Tây Bắc. Ta đã bắt, khống chế sử dụng toán gián điệp này cung cấp thông tin giả để đánh lạc hướng địch, phục vụ công tác bảo vệ chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây là vụ án gián điệp đầu tiên do lực lượng Công an khống chế, sử dụng điện đài, cung cấp tin giả cho địch, mở đầu cho công tác đấu tranh phòng, chống gián điệp biệt kích bằng phương thức phản gián điện đài.

Thực hiện quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương là đẩy mạnh các hoạt động, tiến công địch trên các chiến trường, buộc địch phải phân tán lực lượng để đối phó, đồng thời tiêu hao sinh lực địch, tạo điều kiện để ta tập trung lực lượng, thực hiện cuộc quyết chiến chiến lược ở Điện Biên Phủ, từ cuối năm 1953, lực lượng Công an đã phối hợp với Quân đội, dân quân, du kích tham mưu với các cấp ủy, chính quyền cách mạng phát động quần chúng nổi dậy, phá hàng trăm ban tề, diệt nhiều tên ác ôn có nhiều nợ máu với nhân dân, mở rộng vùng tự do và khu du kích của ta.

Trong khi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang gấp rút chuẩn bị về mọi mặt cho chiến dịch Điện Biên Phủ, để đỡ đòn cho Điện Biên Phủ và tái chiếm Lai Châu, thực dân Pháp đã tổ chức các cụm phỉ trên quy mô lớn ở khu vực này hòng thực hiện mưu đồ “phỉ hóa toàn dân”. Từ ngày 15/1/1954, thực dân Pháp phát động các cụm phỉ công khai nổi dậy chống phá từ biên giới Việt - Trung, Việt - Lào và ngày càng tiến sâu vào hậu phương của ta. Trước tình hình trên, Khu ủy Tây Bắc đã thành lập “Ban thống nhất chống phỉ” do đồng chí Trần Quyết, Phó Bí thư Khu ủy, Giám đốc Công an khu Tây Bắc làm Trưởng ban với lực lượng tham gia chủ yếu là Quân đội và Công an nhằm mục đích diệt phỉ để đại quân ta rảnh tay đánh địch ở Điện Biên Phủ.

Lực lượng Công an đã chủ động tiến hành các biện pháp nghiệp vụ nắm chắc tình hình về tổ chức, lực lượng, địa điểm, trung tâm phỉ, mạng lưới cơ sở của chúng, đồng thời tăng cường tuyên truyền, giáo dục quần chúng, nâng cao cảnh giác, không mắc mưu địch. Trên cơ sở nắm chắc tình hình, xây dựng phong trào quần chúng, lực lượng Công an đã phối hợp với Quân đội triển khai kế hoạch tấn công các hang ổ phỉ, huy động các lực lượng, các ngành tham gia, sử dụng đồng bộ cả hai hình thức đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang để tiêu diệt và làm tan rã các hoạt động gây phỉ của địch.

Trước và trong chiến dịch Điện Biện Phủ, ta đã vừa gọi hàng, vừa truy quét, làm tan rã 7 cụm phỉ, dập tắt hàng chục vụ gây bạo loạn, tiêu diệt, bắt sống và buộc ra hàng 4.696 tên phỉ, thu giữ hàng nghìn khẩu súng và các phương tiện thông tin liên lạc; tác động, lôi kéo, vận động, giải thoát cho 1.600 người bị địch bắt ép theo phỉ trở về với gia đình và cách mạng; phá tan âm mưu “phỉ hóa toàn dân” của địch ở các địa bàn trọng điểm, trực tiếp phục vụ quân đội ta tác chiến trong chiến dịch Điện Biện Phủ. Kết quả này đã củng cố được vùng mới giải phóng của ta, giáng một đòn chí mạng vào mưu đồ của thực dân Pháp là tổ chức gây phỉ hòng gây rối an ninh, trật tự, chặn đường vận chuyển của ta đến mặt trận Điện Biên Phủ.

Kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, lực lượng Công an nhân dân phấn khởi, tự hào ôn lại những chiến công oanh liệt, thành tích vẻ vang đã đóng góp xứng đáng vào thắng lợi của chiến dịch lịch sử này.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mãi mãi là niềm tự hào, là sức mạnh cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nói chung, lực lượng Công an nhân dân nói riêng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lực lượng Công an nhân dân nguyện tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng vẻ vang, luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, thường xuyên rèn luyện đạo đức cách mạng, hun đúc bản lĩnh chính trị vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức; trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, tiếp tục phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân./.

Theo Chinhphu.vn

CÁC TIN KHÁC:  In trang này |   Quay lại   | Về đầu trang  
  KHAI MẠC PHIÊN HỌP THỨ 36 CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI (12/08)
  Tăng mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng (04/07)
  Công điện về ứng phó khẩn cấp bão số 2 (03/07)
   Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2018 (31/08)
  Chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ  (30/08)
   Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2018 chính thức (27/08)
   Triển khai thi hành Luật Quốc phòng năm 2018  (13/08)
   Thủ tướng chốt phương án nghỉ lễ, tết năm 2019 (17/07)
  Gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước (17/07)
   Quy định mới về trợ cấp người có công với cách mạng (17/07)
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
THĂM DÒ Ý KIẾN - GÓP Ý
Theo bạn giao diện website duytien.gov.vn như thế nào?
TỶ GIÁ

Tổng quan   Lịch sử - Văn hoá   Kinh tế - Chính trị   Văn hoá - Xã hội    An ninh - Quốc phòng   Khoa học - Công nghệ   Tin tức   Văn bản của thị xã   TTHC thị xã   TTHC cấp xã, phường   Sức khoẻ - Đời sống   Gương người tốt việc tốt   Khuyến học-Khuyến tài   Lịch tiếp công dân   Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh   Văn bản QPPL   Thư viện ảnh   Xin ý kiến góp ý của nhân dân   Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng   Chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước    Mặt trận Tổ quốc các cấp   Luật và các văn bản liên quan   Thành lập thị xã Duy Tiên   Cải cách hành chính   Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội  
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ DUY TIÊN
Giấy phép số 178/GP-TTĐT do UBND tỉnh Hà Nam cấp Ngày 26 tháng 6 năm 2017
Tổng biên tập: Phạm Hồng Thanh
Email: ubnddt@hanam.gov.vn - Điện thoại: 0226 3830 013 - Fax: 0226 3832 280
® Ghi rõ nguồn "DuyTien.gov.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
© 2009 Bản quyền thuộc về UBND Thị xã Duy Tiên - Tỉnh Hà Nam
Design by VN2C