Đề án tóm tắt sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025   |    Ủy ban MTTQ phường Tiên Nội tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2024-2029   |    Công an tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” năm 2024 tại thị xã Duy Tiên   |    UBND thị xã Duy Tiên lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân đại diện cộng đồng dân cư về nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thị xã đến năm 2050   |    MTTQ xã Mộc Nam tổ chức Đại hội lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024-2029   |    Đại hội đại biểu Ủy ban MTTQ xã Yên Nam lần thứ XX, nhiệm kỳ 2024 - 2029   |   

Sitemap  

Tổng quan
Điều kiện tự nhiên
Bản đồ hành chính
Hệ thống tổ chức
Thành tựu phát triển KT-XH
Định hướng phát triển KT-XH
Khu CN, cụm CN-TTCN
Các dự án đầu tư
Làng nghề
Cơ chế chính sách
Sơ đồ hệ thống tổ chức
Lịch sử - Văn hoá
Danh nhân
Phong tục-Tập quán
Lịch sử Đảng bộ thị xã
Ẩm thực
Văn nghệ
Lễ hội
Kinh tế - Chính trị
Văn hoá - Xã hội
An ninh - Quốc phòng
Khoa học - Công nghệ
Tin tức
Trong nước
Quốc tế
Dự báo thời tiết
Văn bản của thị xã
Báo cáo
Văn bản chỉ đạo (giấy mời,công văn,quyết định)
Tài liệu tham khảo
Thông báo đấu giá đất
Đăng nhập PM một cửa điện tử
Tài liệu tập huấn
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
TTHC thị xã
Lĩnh vực Công an
Lĩnh vực Giáo dục
Lĩnh vực Nội vụ
Lĩnh vực tài nguyên
Lĩnh vực Xây dựng - Giao thông
Lĩnh vực Nông nghiệp
Lĩnh vực Thanh tra- Tài chính- Văn hóa- Thông tin TT
Lĩnh vực Kế hoạch - đầu tư; Công thương
Lĩnh vực Quân sự- Quốc phòng
Lao động- TB-XH
TTHC cấp xã, phường
Công an
Lao động TBXH
Y tế- Văn hóa và Thanh tra
Tài nguyên MT và Tài chính
Kế hoạch đầu tư
Nội vụ
Nông nghiệp và giao thông VT
Giáo dục ĐT và Công thương
Tư pháp
Quốc phòng Quân sự
Sức khoẻ - Đời sống
Gương người tốt việc tốt
Khuyến học-Khuyến tài
Lịch tiếp công dân
Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Văn bản QPPL
Lĩnh vực hộ tịch
Trung ương
Thủ tục Công an và Thanh tra
thủ tục Công thương
Tỉnh
Y tế- Văn hóa- Thanh tra
Công an
Thư viện ảnh
Xin ý kiến góp ý của nhân dân
Lấy ý kiến của cử tri về Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, thành lập các phường và thị xã Duy Tiên
Lấy ý kiến của nhân dân về dự thảo Kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của huyện Duy Tiên
Lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ thị xã Duy Tiên lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020-2025
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước
Chào mừng Đại hội Đảng các cấp
QH khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
Mặt trận Tổ quốc các cấp
Luật và các văn bản liên quan
Thành lập thị xã Duy Tiên
Cải cách hành chính
Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội
LIÊN KẾT WEBSITE
Cơ quan Đảng, Nhà nước
Các Tỉnh, thành phố
Thông tin đại chúng
THỐNG KÊ
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Cập nhật lúc: 11/9/2022 11:31:00 AM
Thực tiễn hơn 35 năm đổi mới đất nước cho thấy, Đảng ta đã không ngừng đổi mới nhận thức về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Những thành tựu Việt Nam đạt được thời gian qua đã khẳng định tính đúng đắn, sự sáng tạo về con đường đi lên CNXH ở nước ta.

 

 
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH

Trên cơ sở tổng kết, phát hiện các quy luật vận động, phát triển khách quan của xã hội loài người, C.Mác đã rút ra kết luận: “Sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên”(1). Quá trình ấy phải trải qua các chế độ: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản và tất yếu sẽ tiến lên cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là CNXH.

Tuy nhiên, các nhà kinh điển cũng chỉ rõ, mặc dù sự thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên, nhưng sự thay thế ấy bao giờ cũng trải qua một quá trình biến đổi, chuyển đổi, đó là thời kỳ quá độ.

Thời kỳ quá độ là một tất yếu lịch sử, có thể diễn ra lâu dài và độ dài ngắn của thời kỳ quá độ ở mỗi nước phụ thuộc vào xuất phát điểm của nước đó khi bước vào thời kỳ quá độ, cũng như những nhân tố tác động khách quan của thời đại. Trong quá trình lịch sử - tự nhiên đó, học thuyết Mác - Lênin cũng khẳng định quá độ lên CNXH là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội tư bản chủ nghĩa (TBCN) lên xã hội cộng sản chủ nghĩa. Như vậy, quá độ lên CNXH là tất yếu khách quan và là một thời kỳ lâu dài với nhiều con đường, bước đi với những nội dung, tính chất và đặc thù khác nhau. Dù phải trải qua nhiều bước ngoặt, nhiều thăng trầm với sự liên tục và đứt đoạn, quanh co, khúc khuỷu, nhưng đó là sự phát triển, tiến bộ đi lên của lịch sử nhân loại. Bên cạnh đó, học thuyết Mác - Lênin cũng dự báo khả năng bỏ qua chế độ TBCN đối với một số nước trong những điều kiện cụ thể.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên CNXH, đồng thời có sự vận dụng, phát triển sáng tạo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam. Người nhận thức rõ Việt Nam có đặc thù riêng, có phong tục, tập quá, lịch sử riêng, nên bên cạnh việc học tập kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) khác, cần phải có phương pháp xây dựng CNXH gắn với thực tiễn và lịch sử của Việt Nam. Hơn nữa, công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam, ngoài sự tác động của những yếu tố khách quan, còn phụ thuộc nhiều vào nhận thức và quá trình hiện thực hóa. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, muốn tiến lên CNXH thì không phải “cứ ngồi mà chờ” là sẽ có được CNXH. Trong đó, về mặt kinh tế, phải tạo ra những điều kiện cần và đủ về cơ sở vật chất; về mặt chính trị, Đảng phải lãnh đạo toàn dân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến lên CNXH…

Việt Nam quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN thực chất là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN, đặc biệt là khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại(2). Như vậy, bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam chỉ là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN; còn những thành tựu đạt được dưới chủ nghĩa tư bản (CNTB), đặc biệt là khoa học, công nghệ thì chúng ta phải tiếp thu, kế thừa để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.

Quá độ lên CNXH là một tất yếu lịch sử. Cho dù hiện nay, bằng những cố gắng thích nghi với tình hình mới, CNTB vẫn đang có những thành tựu phát triển, nhưng vẫn không vượt qua khỏi giới hạn của nó. CNTB không phải là tương lai của nhân loại. Trước mắt, CNTB còn có tiềm năng phát triển kinh tế, nhờ ứng dụng những thành tựu mới của khoa học và công nghệ, cải tiến phương pháp quản lý, thay đổi cơ cấu sản xuất, điều chỉnh các hình thức sở hữu và chính sách xã hội. Tuy vậy, mâu thuẫn cơ bản vốn có của CNTB giữa tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN ngày càng sâu sắc. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân rộng rãi với giai cấp tư sản, giữa các tập đoàn tư bản độc quyền, các công ty xuyên quốc gia, các trung tâm tư bản lớn tiếp tục phát triển. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển ngày càng tăng lên. Chính sự vận động của tất cả những mâu thuẫn đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động các nước sẽ quyết định số phận của chủ nghĩa tư bản(3). Mặc dù CNXH hiện đứng trước nhiều khó khăn, thử thách; song, loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới CNXH vì đó là quy luật tiến hoá của lịch sử.

SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀO THỰC TIỄN ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

Vận dụng và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện lịch sử của cách mạng Việt Nam, từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn khẳng định, theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến lên CNXH và kiên định con đường đó, điều này càng được thể hiện rõ hơn qua các thời điểm mang tính chất bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đường lối tiến lên CNXH của Đảng ta thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện, phù hợp với tiến trình phát triển và điều kiện lịch sử nhất định của từng thời kỳ. Từ những năm 1930, Đảng ta đã xác định rõ con đường cách mạng của nước ta là “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”(4).

Bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó và trước hết là đổi mới tư duy lý luận, Đảng ta đã nhận thức sâu sắc hơn về lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta, bỏ qua chế độ TBCN. Ngay từ Đại hội VI (năm 1986), Đảng ta khẳng định từ CNTB lên CNXH phải trải qua thời kỳ quá độ lâu dài, là một tất yếu khách quan; thời kỳ quá độ ở nước ta do tiến thẳng lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN nên càng phải lâu dài và khó khăn hơn. Đến Đại hội IX (năm 2001), Đảng ta đã có bước phát triển mới về nhận thức bỏ qua chế độ TBCN, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu đạt được dưới chế độ TBCN, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại... Các Đại hội X, XI, XII tiếp tục bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện về nhận thức thời kỳ quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN, đồng thời có những đóng góp vào lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về CNXH. Đặc biệt, Đại hội XIII của Đảng (2021) đã đề ra định hướng phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường…, tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc; khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước”(5).

Hiện nay, nước ta quá độ lên CNXH trong bối cảnh cách mạng khoa học và công nghệ có sự phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm thay đổi mọi phương diện của đời sống kinh tế - xã hội, tất cả các nước đều ở trong mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, Việt Nam sẽ tranh thủ vốn, kỹ thuật, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý, phục vụ cho việc phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH. Do đó, quá độ lên CNXH là con đường phát triển hợp quy luật khách quan. Sau CNTB nhất định phải là một xã hội tốt đẹp hơn - đó là chế độ CNXH. Sự phát triển khoa học và công nghệ, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo ra tiền đề vật chất cho những nước có thu nhập trung bình như nước ta khả năng bỏ qua CNTB quá độ lên CNXH nếu chúng ta biết tranh thủ, vận dụng những thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới, sớm đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật và nền kinh tế theo hướng hiện đại. Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN thực chất là nhà nước ta tự đảm nhận nhiệm vụ lịch sử phát triển sức sản xuất của lao động xã hội, tự tạo lập những điều kiện vật chất của sản xuất và những quan hệ xã hội tương ứng với điều kiện vật chất ấy, làm cơ sở hiện thực cho CNXH. Mặc dù nước ta không trải qua giai đoạn phát triển TBCN với tư cách là một hình thái kinh tế - xã hội thống trị, nhưng về phương diện kinh tế phải tôn trọng quá trình phát triển tự nhiên của nền kinh tế, không thể bỏ qua việc phát triển sức sản xuất xã hội, xã hội hóa sản xuất trong thực tế. Song, nhờ cách mạng khoa học và công nghệ, nhờ hợp tác kinh tế quốc tế đa phương, cho phép chúng ta tận dụng những thành tựu kinh tế của thế giới để có thể rút ngắn quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Sự phát triển rút ngắn chỉ có nghĩa là đẩy nhanh tương đối quá trình phát triển lịch sử - tự nhiên bằng những khâu trung gian, những hình thức, bước đi quá độ. Đồng thời, phải tôn trọng và vận dụng sáng tạo những tính quy luật của quá trình đi lên sản xuất lớn phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam.

Nhận thức đúng điều đó, Đảng đã kịp thời đề đưa ra đường lối lãnh đạo đúng đắn, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, đúng định hướng XHCN. Nhờ thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế bắt đầu phát triển và phát triển liên tục với tốc độ tương đối cao trong suốt 35 năm qua với mức tăng trưởng trung bình khoảng 7% mỗi năm. Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2020 đạt 342,7 tỉ đôla Mỹ (USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN. Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần, lên mức 3.512 USD; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008. Từ một nước bị thiếu lương thực triền miên, đến nay, Việt Nam không những đã bảo đảm được an ninh lương thực mà còn trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới. Công nghiệp phát triển khá nhanh, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng và hiện nay chiếm khoảng 85% GDP. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, năm 2020 đạt trên 540 tỉ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 280 tỉ USD. Dự trữ ngoại hối tăng mạnh, đạt 100 tỉ USD vào năm 2020. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đăng ký đạt gần 395 tỉ USD vào cuối năm 2020. Về cơ cấu nền kinh tế xét trên phương diện quan hệ sở hữu, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam hiện nay gồm khoảng 27% từ kinh tế nhà nước, 4% từ kinh tế tập thể, 30% từ kinh tế hộ, 10% từ kinh tế tư nhân trong nước và 20% từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài(6) 

Việc thực hiện đường lối đổi mới đã đem lại những chuyển biến rõ rệt, hết sức sâu sắc và tích cực ở Việt Nam: Kinh tế phát triển, lực lượng sản xuất được tăng cường; nghèo đói giảm nhanh, liên tục; đời sống nhân dân được cải thiện, nhiều vấn đề xã hội được giải quyết; chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng; thế và lực của quốc gia được tăng cường; niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng được củng cố. Những thành tựu đạt được đó đã chứng minh tính đúng đắn của đường lối đổi mới đất nước theo định hướng XHCN. Qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, lý luận về đường lối đổi mới, về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Cho đến nay, mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nhưng chúng ta đã hình thành nhận thức tổng quát: Xã hội XHCN mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới

Do vậy, để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN, một điều kiện có tính nguyên tắc là phải kiên quyết giữ vững vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam và phải kiên quyết đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Một trong những nội dung đặc biệt quan trọng có ý nghĩa quyết định trong quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI là trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, chúng ta phải tiếp tục làm rõ và khẳng định những đặc điểm của quá trình này, không chỉ ở hiện tại mà cả tương lai, dự báo triển vọng của CNXH ở Việt Nam trong bối cảnh mới; từ đó, xác định phương hướng và các giải pháp đúng đắn, hợp lý để tiếp tục giải phóng tối đa mọi nguồn lực của đất nươc. Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta phải: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; xây dựng nền dân chủ XHCN, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện, phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một nước phát triển, theo định hướng XHCN./.

 

 

PHẠM NGỌC HÒA
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Đồng Tháp

___________________________

(1)  C.Mác - Ph.Ăgghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 1995, t.23, tr.21.

(2) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2001 tr.84.

(3) Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, H, 1991, tr.7.

(4) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 1998, t.2, tr. 2.

(5)  Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2021 t.II, tr.328.

(6) Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2022, tr. 31./.

 
 
Nguồn tin: Tuyengiao.vn



CÁC TIN KHÁC:  In trang này |   Quay lại   | Về đầu trang  
  Đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng (14/02)
  Bác Hồ với Đảng và mùa Xuân Giáp Thìn 60 năm trước (09/02)
  Đảng lãnh đạo xây dựng đất nước hùng cường, phồn vinh và hạnh phúc (01/02)
  Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng (01/02)
  Tiếp tục giữ vững và phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mới (10/01)
  Giá trị to lớn từ những cống hiến của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đối với sự nghiệp cách mạng (29/12)
  Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị ở cơ sở, góp phần xứng đáng vào công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị (08/12)
  Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo (30/11)
  Quy định số 132-QĐ/TW - Bước tiến mới về kiểm soát quyền lực Nhà nước, phòng chống tham nhũng, tiêu cực (30/11)
  Phát triển tổ chức cơ sở đảng với vai trò là hạt nhân chính trị ở cơ sở, là cầu nối giữa Đảng với Nhân dân (22/11)
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
THĂM DÒ Ý KIẾN - GÓP Ý
Theo bạn giao diện website duytien.gov.vn như thế nào?
TỶ GIÁ

Tổng quan   Lịch sử - Văn hoá   Kinh tế - Chính trị   Văn hoá - Xã hội    An ninh - Quốc phòng   Khoa học - Công nghệ   Tin tức   Văn bản của thị xã   TTHC thị xã   TTHC cấp xã, phường   Sức khoẻ - Đời sống   Gương người tốt việc tốt   Khuyến học-Khuyến tài   Lịch tiếp công dân   Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh   Văn bản QPPL   Thư viện ảnh   Xin ý kiến góp ý của nhân dân   Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng   Chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước    Mặt trận Tổ quốc các cấp   Luật và các văn bản liên quan   Thành lập thị xã Duy Tiên   Cải cách hành chính   Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội  
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ DUY TIÊN
Giấy phép số 178/GP-TTĐT do UBND tỉnh Hà Nam cấp Ngày 26 tháng 6 năm 2017
Tổng biên tập: Phạm Hồng Thanh
Email: ubnddt@hanam.gov.vn - Điện thoại: 0226 3830 013 - Fax: 0226 3832 280
® Ghi rõ nguồn "DuyTien.gov.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
© 2009 Bản quyền thuộc về UBND Thị xã Duy Tiên - Tỉnh Hà Nam
Design by VN2C